Thượng vị là vùng bụng trên rốn và dưới xương ức. Đau rát thượng vị dạ dày không chỉ gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn mang đến các nguy cơ sức khỏe. Vậy nguyên nhân đau thượng vị dạ dày do đâu? Xử trí bệnh như thế nào?
Nguyên nhân đau thượng vị dạ dày
Đau thượng vị có thể là cơn đau cấp tính hay âm ỉ kéo dài nhiều ngày tùy theo nguyên nhân gây đau. Nguyên nhân phổ biến của đau thượng vị dạ dày chính là hội chứng dạ dày – tá tràng. Đau thượng vị do nguyên nhân này thường phát tác sau khi sử dụng rượu bia, ăn thức ăn có vị chia hay những người bị viêm loét dạ dày cấp khởi phát lần đầu. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau quằn quại, trướng bụng, buồn nôn, vã mồ hôi, miệng khô…
Nguyên nhân phổ biến sau hội chứng dạ dày – tá trang và viêm hoặc viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính, hẹp môn vị sẽ gây những cơ đau âm ỉ, kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Ngoài ra, có một số bệnh lý như bệnh gan, sỏi mật, giun chui ống mật… cũng khiến người bệnh bị đau vùng thượng vị. Tuy vào mỗi nguyên nhân gây bệnh mà áp dụng các biện pháp xử trí, điều trị cho phù hợp.
Xử trí đau vùng thượng vị như thế nào
Ngay khi xuất hiện các cơn đau dữ dội vùng thượng vị, người bệnh cần tìm đến ngay các cơ sở y yế để thăm khám, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Kết hợp với điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày để giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Nếu nghi ngời đau thượng vị do viêm loét dạ dày, tá tràng, bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi để quan sát các bất thường bên trong dạ dày. Một số phương pháp xét nghiệm máu,siêu âm… cũng có thể được sử dụng nếu đau thượng vị do các nguyên nhân ở gan, mật…
Người bị đau thượng vị dạ dày nên ăn uống thế nào?
Để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh nên lựa chọn nhóm thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế tối đa các thực phẩm kích thích, khó tiêu như thực phẩm nhiều chất béo, gia vị cay nóng, đồ ăn lên men như dưa muối, cà muối…. Người bệnh cũng nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn quá nó hoặc quá đói, điều này ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của dạ dày và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Những đồ ăn tái sống, không đảm bảo vệ sinh chính là nguồn lây nhiễm mầm bệnh như giun sán, vi khuẩn Hp… do vậy, cần đảm bảo ăn chín, uống sôi, thức ăn rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị, đồng thời giảm thiểu táo bón ở người bệnh. Hạn chế nước ngọt có ga, rượu bia để dạ dày được khỏe mạnh.
Với những thông tin trên đây, nếu còn thắc mắc nào về nguyên nhân đau thượng vị dạ dày, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
The post Nguyên nhân đau thượng vị dạ dày appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét