U bã đậu mọc ở đâu là thông tin không phải ai cũng biết. Chính vì thế nhiều người thường nhầm lẫn u bã đậu với mụn, nhọt… nên chủ quan, không điều trị, dẫn tới u bội nhiễm, gây đau, sưng tấy khó chịu. U bã đậu là loại u lành tính thường gặp, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục.
Vậy u bã đậu mọc ở đâu?
Trả lời cho câu hỏi u bã đậu mọc ở đâu, chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu từ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. U bã đậu bản chất là do tuyến bã ở lỗ chân lông không thoát được, dần dần tích tụ mà thành. Vì thế u thường hay xuất hiện ở những vị trí trên cơ thể tiết nhiều mồ hôi, chất bã như vùng mặt, vai, lưng, ngực, mông, dưới cánh tay…
Các dấu hiệu nhận biết u bã đậu
Ngoài vị trí thường gặp, người bệnh còn có thể nhận biết u bã đậu qua các dấu hiệu sau:
- U thường nổi trên mặt da, khi sờ vào thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra là tổ chức bã trắng như đậu.
- U không gây đau, không phải là ác tính nhưng nếu để to dần có thể gây khó chịu, đau nhức khi có viêm.
- U có hình dạng tròn, màu sắc da trên u bình thường, đôi khi có thể sẫm màu hơn.
Xử lý u bã đậu như thế nào?
Cắt u bã đậu là phương pháp điều trị triệt để nhất của tình trạng này. Đây là một tiểu phẫu không quá phức tạp. Người bệnh được gây tê tại chỗ, sau đó bác sĩ sẽ tạo một vết rạch nhỏ ở vị trí khối u, tiếp đến là cắt bỏ toàn bộ khối u và vỏ bọc. Cuối cùng là cầm máu và khâu vết mổ. Thời gian thực hiện phẫu thuật chỉ khoảng 30 phút. Bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày, không cần nằm viện điều trị.
Ảnh hưởng của u bã đậu nếu không điều trị
- U bã đậu lớn dần tổ chức bên trong hoại tử, tạo viêm loét, mưng mủ. Giai đoạn này thường điều trị rất khó khăn và tốn kém.
- Khi bị bội nhiễm, hoại tử sẽ gây sưng tấy đau đớn cho bệnh nhân
- Nhiều trường hợp u mọc ở mặt, cằm, sau tai gây mất thẩm mỹ cho cơ thể, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
Lời khuyên của bác sĩ
Nên thực hiện cắt bỏ u bã đậu sớm khi u chưa bội nhiễm và kích thước còn nhỏ. Đừng chờ cho tới khi u bắt đầu bội nhiễm, chảy mủ và viêm loét kéo dài thì mới tới gặp bác sĩ. Lúc này người bệnh phải chịu nhiều đau đớn hơn, việc điều trị khó khăn hơn, mất nhiều thời gian và còn có thể để lại sẹo xấu.
Tuyệt đối không tự ý nặn, rạch u bã đậu. Điều này có thể dẫn tới tình trạng u tái đi tái lại nhiều lần không hết. Nguy hiểm hơn xử lý không đúng cách có thể gây nhiễm trùng.
The post U bã đậu mọc ở đâu? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét