Chuyển đến nội dung chính

Xuất huyết dạ dày khi mang thai

Xuất huyết dạ dày khi mang thai là tình trạng đáng ngại và cần được điều trị sớm, hiệu quả. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới thai kỳ. Trong đó, điều quan trọng là việc sử dụng thuốc điều trị phải không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy điều trị xuất huyết dạ dày khi mang thai bằng cách nào?

Xuất huyết dạ dày khi mang thai là tình trạng đáng ngại và cần được điều trị sớm, hiệu quả.

Xuất huyết dạ dày khi mang thai là tình trạng đáng ngại và cần được điều trị sớm, hiệu quả.

Xuất huyết dạ dày khi mang thai do nguyên nhân nào?

Do ốm nghén: Tình trạng ốm nghén làm người mang thai có hiện tượng buồn nôn, ói thường xuyên dạ dày co bóp làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày gây xuất huyết dạ dày.

Do căng thẳng thần kinh: Trong giai đoạn mang thai, tâm lý của bà bầu rất dễ bị ảnh hưởng xấu. Họ căng thẳng có thể do vấn đề tăng cân đột ngột, nỗi lo lắng việc sắp làm mẹ, mệt mỏi, stress …

Ăn uống không hợp lý: Thai nhi lớn sẽ chèn ép dạ dày làm cho người mẹ thường ăn dễ no nhưng lại nhanh đói nên thường chia bữa ăn ra nhiều thời gian khác nhau làm tăng áp lực tại dạ dày gây nên bệnh đau dạ dày.Kèm theo đó là một số người mang thai thèm ăn chua nên sẽ làm tăng acid dịch vị lại làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.Do nhiễm vi khuẩn H.Pylory (HP) gây viêm loét dạ dày dẫn đến xuất huyết.

Thông thường, trong quá trình mang thai, thai phụ bị bệnh xuất huyết dạ dày sẽ có xu hướng bệnh nặng hơn bình thường. Đó là do chị em còn bị bất ổn về tâm lý và vấn đề nội tiết tố. Để chữa trị bệnh hiệu quả, bà bầu cần tuân thủ phương pháp và chỉ định điều trị của bác sĩ.

Các biện pháp phòng tránh xuất huyết dạ dày khi mang thai quan trọng không kém so với việc điều trị.

Các biện pháp phòng tránh xuất huyết dạ dày khi mang thai quan trọng không kém so với việc điều trị.

Điều trị xuất huyết dạ dày khi mang thai

Trước hết, cần lưu ý, thuốc kháng sinh chữa xuất huyết dạ dày chống chỉ định cho bà bầu dù thai nhi ở bất cứ tuần tuổi nào.

– Điều trị với người bệnh mức độ nhẹ: Những trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ có thể được theo dõi trong 24 – 48 giờ. Nếu máu tự cầm thì có thể xuất viện và thực hiện các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

– Điều trị khi bị xuất huyết dạ dày nặng: Thai phụ cần nhập viện để theo dõi sức khỏe mẹ và bé. Cùng với đó cần áp dụng các biện pháp cầm máu cho thai phụ. Tiếp tục theo dõi tình trạng xuất huyết dạ dày sau điều trị để phòng tránh biến chứng hoặc tái phát bệnh.

Người bệnh bị xuất huyết dạ dày khi mang thai được khám và điều trị chu đáo, hiệu quả tại Thu Cúc

Người bệnh bị xuất huyết dạ dày khi mang thai được khám và điều trị chu đáo, hiệu quả tại Thu Cúc

Cách phòng tránh bệnh

Các biện pháp phòng tránh xuất huyết dạ dày khi mang thai quan trọng không kém so với việc điều trị. Những việc mà thai phụ cần chú ý thực hiện gồm:

– Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn các thực phẩm cứng, những món ăn có nhiều gia vị chua, cay, nóng vì dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa, viêm loét dạ dày dẫn đến biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Giữ tinh thần thoải mái, chế độ vận động thích hợp để có sức khỏe tốt. Điều này giúp phòng tránh bệnh nói chung và các bệnh tiêu hóa nói riêng.

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.

The post Xuất huyết dạ dày khi mang thai appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh