Tại sao có u bã đậu là thông tin mà chúng ta nên tìm hiểu để có cách ngăn chặn hiệu quả. U bã đậu thường không đau, không ác tính nhưng khi to dần gây khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. Chỉ có phẫu thuật là phương pháp xử lý triệt để nhất khi u bã đậu.
Vậy tại sao có u bã đậu?
Để lý giải tại sao có u bã đậu, cần phải hiểu bản chất của loại u lành tính này là do tuyến bã ở lỗ chân lông không thoát được, dần dần tích tụ mà thành. Chính vì thế u thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, nhiều dầu, chất bã như vùng vai, lưng, nách, mặt…
U có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ vào thấy mềm, không đau. U to có thể gây vướng víu, mất thẩm mỹ và cản trở sinh hoạt. Đặc biệt nếu tạo thành ổ viêm, u sẽ gây sưng, nóng, đỏ, đau… dẫn tới hoại tử.
Làm thế nào để ngăn chặn hình thành u bã đậu?
Để ngăn chặn u bã đậu, cách đơn giản nhất là cần vệ sinh da thường xuyên, giữ cho da luôn thông thoáng, khô ráo. Những trường hợp da dầu có thể sử dụng các sản phẩm xà phòng, sữa tắm có tác dụng làm khô, thoáng da. Cần tắm rửa hàng ngày để giữ cho lỗ chân lông thông thoáng, chất bã tiết ra hết.
Điều trị u bã đậu
Điều trị u bã đậu nên tiến hành càng sớm càng tốt. Nên thực hiện khi u bã đậu chưa bị bội nhiễm và kích thước còn nhỏ. Đừng nên để kéo dài để kéo dài cho tới khi u bã đậu đã bội nhiễm, chảy mủ và viêm loét kéo dài thì mới bắt đầu điều trị. Cắt bỏ u bã đậu lúc này sẽ phức tạp hơn, mất nhiều thời gian và nguy cơ để lại sẹo xấu cao hơn.
Thông thường cắt bỏ u bã đậu khá đơn giản, thời gian thực hiện khoảng 30 phút. Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ, sau đó bác sĩ sẽ tạo một vết rạch nhỏ ở vị trí khối u, tiếp đến là cắt bỏ toàn bộ khối u và vỏ bọc. Cuối cùng là cầm máu và khâu vết mổ. Người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày mà không cần phải nằm viện.
Chăm sóc sau xử lý u bã đậu
Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt sau khi xử lý u bã đậu. Phải giữ cho vết rạch luôn khô ráo, sạch sẽ. Tự vệ sinh tại nhà hoặc tới bệnh viện để các y tá, điều dưỡng viên làm vệ sinh vết rạch nếu cần.
Những trườn hợp được kê đơn thuốc (thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh…) cần uống đúng liều lượng và thời gian theo quy định. Tuyệt đối không tự ý ngừng sử dụng thuốc hoặc chuyển sang loại thuốc khác.
Nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường như vết rạch sưng, nóng, đỏ, đau…cần tới bệnh viện để kiểm tra lại ngay.
The post Tại sao có u bã đậu? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét