Nguyên nhân gây bệnh sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang, thậm chí có sỏi niệu đạo. Sỏi tiết niệu là do kết quả của sự kết tủa của một số chất chứa trong nước tiểu, kết hợp với sự lắng đọng, ứ nước tiểu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi tiết niệu bao gồm:
- Lạm dụng các loại thuốc liều cao trong thời gian dài là nguyên nhân gây sỏi tiết niệu ít người biết. Dùng một số thuốc liều cao, dài ngày như canxi trong điều trị và phòng loãng xương, hay lạm dụng quá nhiều vitamin C cũng dễ gây ra sỏi tiết niệu.
- Nhiễm trùng đường tiểu đặc biệt là nhiễm trùng mạn tính là nguyên nhân gây sỏi tiết niệu. Nhiễm trùng làm cho tổ chức thận bị tổn thương, niêm mạc bàng quang, niệu quản, niệu đạo bị viêm rất dễ gây lắng đọng canxi, oxalate tạo nên sỏi.
- Sỏi tiết niệu còn liên quan đến một số bệnh khác như: tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến (nam giới), dị dạng đường tiểu, u đường tiết niệu, bệnh tiểu khung (phụ nữ)
- Người cao tuổi thường ít uống nước, ngại vận động hoặc khó vận động cho nên việc tiểu tiện cũng gặp khó khăn gây ứ đọng nước tiểu ở bàng quang cũng là nguyên nhân gây sỏi tiết niệu, nhất là sỏi bàng quang, từ đó viêm ngược dòng, gây sỏi thận.
Ngoài ra, vấn đề giới tính và độ tuổi cũng có phần tác động tới căn bệnh này. Trong đó, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ từ 2 – 3 lần. Bệnh sỏi tiết niệu gặp nhiều ở người trưởng thành hơn so với trẻ em và người già. Khí hậu, điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố cần chú ý, khi mà thực tế cho thấy người sinh sống ở những nơi khí hậu nóng và khô cằn có tỷ lệ bị sỏi niệu cao hơn.
Các tác nhân thuận lợi cho quá trình tạo sỏi
Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi có những rối loạn về mặt sinh lý, bệnh học hay những yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền, các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi.
Có một số tác nhân thúc đẩy sự hình thành sỏi như:
– Nồng độ Urate, cystine, pH nước tiểu thấp, thói quen uống ít nước, kết quả sự chuyển hóa của vi khuẩn hoặc tình trạng cô đặc nước tiểu là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành sỏi.
– Chế độ ăn có nhiều oxalate cũng là một yếu tố thuận lợi.
– Các loại thuốc như Acetazolamide (Diamox), thuốc lợi tiểu quai, Glucocorticoids, Theophyline, Vitamin D và C cũng thúc đẩy quá trình hình thành sỏi canxi. Còn các thuốc lợi tiểu nhóm Thiazides, Salicylate, Probenecid, Allopurinol là những tác nhân thúc đẩy quá trình hình thành tạo sỏi axit uric.
Hiểu về các nguyên nhân tạo sỏi, mỗi người cần chú ý nếu phát hiện dấu nghi vấn nên đi khám sớm. Khi đã có kết luận bị sỏi tiết niệu, bệnh nhân cần được điều trị sớm sẽ hiệu quả hơn. Đặc biệt, với sỏi niệu quản, hiện bệnh viện Thu Cúc đang áp dụng phương pháp tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser rất an toàn, không tạo vết mổ.
The post Bệnh sỏi tiết niệu do nguyên nhân nào gây ra? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét