Việc ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò thế nào với người bị sỏi niệu quản?
Sự lắng đọng của các khoáng chất trong nước tiểu là nguyên nhân tạo thành sỏi niệu quản. Các chất này đáng ra phải được thải ra ngoài cơ thể nhưng vì lý do nào đó lại ứ đọng trong niệu quản, khiến sỏi xuất hiện. Sỏi niệu quản làm tắc nghẽn đường lưu thông nước tiểu, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy thận, viêm thận, rối loạn hệ tiết niệu. Thậm chí tình trạng này có thể gây tử vong cho người bệnh.
Sỏi niệu quản là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh liên quan về sỏi tiết niệu và cũng khó điều trị nhất. Việc phát hiện bệnh càng sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời bao nhiêu, hiệu quả điều trị càng cao. Ngoài sử dụng thuốc hoặc các can thiệp ngoại khoa để điều trị, việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có liên quan trực tiếp đến diễn biến bệnh. Nên ăn gì, sinh hoạt thế nào cho hợp lý và ngược lại đóng vai trò rất quan trọng.
Nên ăn gì khi mắc bệnh sỏi niệu quản?
-Uống nhiều nước
Đây là cách hữu hiệu giúp giữ cho nước tiểu loãng, giảm nồng độ khoáng chất hình thành sỏi trong nước tiểu. Mỗi ngày người bệnh nên uống ít nhất 2 lít nước. Nước lọc luôn là đồ uống chủ yếu, cần được bổ sung nhiều nhất, ngoài ra có thể bổ sung chất lỏng khác như nước ép hoa quả, trà sữa,…
-Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan
Chất xơ có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật. Có hai loại chất xơ gồm chất xơ hòa tan trong nước (có trong cà rốt, chuối, lê, bơ, rau mồng tơi,…), và chất xơ không hòa tan trong nước (có trọng lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và gạo). Trong đó chất xơ không hòa tan có thể giúp làm giảm canxi trong nước tiểu. Chất xơ này kết hợp với canxi trong ruột để bài tiết phân thay vì thông qua thận, đồng thời còn giúp tăng tốc độ chuyển động của các chất thông qua ruột. Việc này sẽ giúp hạn chế thời gian canxi hấp thụ vào cơ thể, tránh tạo sỏi. Bệnh nhân bị sỏi niệu quản nên ăn nhiều trái cây và rau tươi mỗi ngày, giúp hỗ trợ điều bị bệnh sỏi niệu quản. Ngoài ra rau củ quả tươi còn giúp ngăn chặn một số vấn đề từ sỏi niệu quản có thể xảy ra sau này.
-Nên ăn đủ canxi
Những nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây chứng minh được bệnh nhân bị sỏi niệu quan nên bổ sung đầy đủ hàm lượng canxi mỗi ngày bởi thực sự chúng có tác dụng làm giảm tỷ lệ bị sỏi. Quan điểm này gạt bỏ mọi ý kiến trước đây khi cho rằng chế độ ăn uống có canxi sẽ làm cho người bị bệnh niệu quản thêm trầm trọng. Với những người hình thành sỏi canxi oxaltate nên bổ sung 800mg canxi trong chế độ ăn hàng ngày của mình không chỉ giúp phòng ngừa sỏi niệu quản mà còn duy trì mật độ xương. Một số thực phẩm giàu canxi như: rau cải ngọt, rau dền, cá chạch, vừng (mè), đậu phụ, hạnh nhân, sữa,…Bên cạnh đó, do canxi liên kết với oxalate trong đường tiêu hóa nên giúp ngăn không cho oxalate được bài tiết vào nước tiểu. Vì vậy người bệnh vẫn nên ăn những thực phẩm giàu canxi để giúp làm giảm oxalate trong nước tiểu, nhưng lưu ý chỉ nên ăn ở mức vừa phải, không lạm dụng.
Bị sỏi niệu quản cần giảm, tránh các thực phẩm này
-Giảm ăn mặn, hạn chế bớt các thực phẩm nhiều vitamin C
Một trong những thức phẩm mà người bị sỏi niệu quản không nên ăn chính là việc giảm lượng muối (sodium) trong chế độ ăn uống hàng ngày có tác dụng giảm lượng canxi trong nước tiểu, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi canxi. Bạn cần tập thói quen ăn nhạt, đồng thời tránh sử dụng những thực phẩm giàu natri như: Thịt chế biến, thức ăn nhanh (mì gói, súp đóng hộp, cơm trộn,….) và cả những đồ ăn nhẹ chứa nhiều muối. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên giảm ăn thực phẩm giàu vitamin C, bởi chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành oxalate làm tăng khả năng hình thành sỏi niệu quản. Các bác sĩ thường khuyên người bị bệnh sỏi niệu quản nên không nên uống quá 500mg vitamin C mỗi ngày. Nếu thấy cần hoặc dự định sử dụng dùng liều lớn vitamin hoặc khoáng chất, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi dùng. Việc này giúp tránh mắc phải sai lầm không đáng có khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
-Giảm thiểu các thực phẩm dễ làm tăng lượng axit uric hoặc oxalate
Một số loại thực phẩm chứa axit oxalic hoặc oxalate khi được nạp vào cơ thể sẽ làm tăng hàm lượng oxalate trong nước tiểu, gây bất lợi cho bệnh nhân bị sỏi niệu quản. Đó là các thực phẩm như: rau bina, dâu tây, chocolate, cám lúa mì, hạt, củ cải đường… Người bệnh nên tránh ăn các đồ ăn này để tránh hình thành sỏi oxalate trong niệu quản.
-Hạn chế đường và protein động vật
Cung cấp quá nhiều đường và protein động vật vào cơ thể làm tăng lượng oxalate canxi và vitamin C dẫn đến bệnh sỏi niệu quản thêm trầm trọng. Vì vậy, người bị bệnh sỏi niệu quản nên tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường, cũng như không dùng nhiều đường trong bữa ăn hàng ngày. Cũng nên hạn chế thịt và protein động vật, nội tạng đặc biệt là gan vì chúng rất giàu purin – chất phân hủy thành acid uric trong nước tiểu. Người bị bệnh sỏi niệu quản nên tránh bổ sung lượng protein thừa so với nhu cầu mỗi ngày của cơ thể.
Chế độ sinh hoạt phù hợp với người bị sỏi niệu quản
Người bị sỏi niệu quản cần :
-Tránh ngồi nhiều, nằm nhiều, ít vận động bởi đây là những yếu tố nguy cơ gây bệnh cao.
-Tránh lao động nặng nhọc, quá sức khi tuổi còn nhỏ sẽ gia tăng nguy cơ tạo sỏi.
-Nên tập thể dục, rèn luyện thân thể đều đặn hàng ngày, vừa sức để hỗ trợ điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe, tránh bệnh tái phát.
The post Ăn uống, sinh hoạt đúng cách khi mắc bệnh sỏi niệu quản appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét