Chuyển đến nội dung chính

Bệnh nứt kẽ hậu môn và cách điều trị

Nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh hay bị nhầm lẫn với trĩ. Dù không nguy hiểm chết người nhưng một khi đã bị nứt kẽ hậu môn thì người bệnh thì thường xuyên phải chịu đựng cơn đau đớn song hành với đó là cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt.  Chính vì vậy tìm hiểu các phương pháp điều trị để có được lựa chọn phù hợp nhất, giúp nhanh chóng thoát khỏi bệnh là rất cần thiết. Bài viết sau sẽ cung cấp tới độc giả một số thông tin cơ bản nhất về nứt kẽ hậu môn và cách điều trị.
bệnh nứt kẽ hậu môn và cách điều trị

Tìm hiểu các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn để có được lựa chọn phù hợp nhất là rất cần thiết.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn gây đau đớn cho bệnh nhân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do khối phân to, cứng đi qua ống hậu môn khi đại tiện gây ra chấn thương ở ống hậu môn hoặc hậu môn bị giãn quá căng. Một số nguyên nhân khác như viêm, nhiễm khuẩn hoặc u vùng hậu môn cũng gây nên nứt kẽ hậu môn.

Lối sống thiếu vận động, ăn ít chất xơ, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa (dạng trans) là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn. Những bệnh nhân có cơ thắt hậu môn (cơ vòng hậu môn) chặt cũng rất dễ bị nứt kẽ hậu môn. Vì tăng độ chặt của cơ thắt hậu môn làm cho máu vào nuôi vùng bị tổn thương kém và ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương.

Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn

Triệu chứng điển hình của nứt kẽ hậu môn là đau dữ dội và cảm giác nóng rát khi đại tiện. Cơn đau thường kéo dài vài phút cho đến vài giờ sau khi đại tiện, thậm chí có người còn đau cả ngày. Chính vì thế bệnh nhân rất sợ đi đại tiện. Nhiều người còn có thể đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây cũng triệu chứng khiến nứt kẽ hậu môn dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ vì cả hai tình trạng này đều có thể gây chảy máu trực tràng. Tuy nhiên chúng là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.

bệnh nứt kẽ hậu môn và cách điều trị

Người bệnh nứt kẽ hậu môn rất sợ việc phải đi đại tiện vì thường rất đau.

Chẩn đoán nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Để chẩn đoán nứt kẽ hậu môn, trước hết bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng. Soi đại tràng ống mềm hoặc đo áp lực ống hậu môn là những xét nghiệm chuyên sâu có thể được chỉ định để xác định nguyên nhân bệnh và loại trừ các bệnh lý phối hợp khác (viêm loét, ung thư đại trực tràng…)

Điều trị nứt kẽ hậu môn

Tương tự như bất cứ bệnh lý nào, điều trị nứt kẽ hậu môn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Có 3 phương pháp chính được áp dụng phổ biến hiện nay là: điều chỉnh lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật.

Tốt nhất người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nứt kẽ hậu môn, từ đó có cách điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không tự đoán bệnh, tự mua thuốc để uống/bôi mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

bệnh nứt kẽ hậu môn và cách điều trị

Tốt nhất người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nứt kẽ hậu môn, từ đó có cách điều trị hiệu quả.

Thay đổi lối sống

  • Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít/ngày.
  • Sử dụng những thuốc đặt tại chỗ để giảm đau, kháng viêm.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 10 – 20 phút nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi đại tiện để làm dịu và lỏng cơ thắt hậu môn, giảm đau và giúp quá trình liền vết thương loét nhanh hơn.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc bôi, đặt tại chỗ có thể được sử dụng để làm cho cơ thắt lỏng hơn. Chỉ sử dụng những loại thuốc này khi được kê đơn và có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi đã áp dụng cả 2 phương pháp trên nhưng không hiệu quả.

Phẫu thuật: phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để nhất

Mặc dù cả 2 phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn là thay đổi lối sống và sử dụng thuốc đều đơn giản, tiết kiệm tuy nhiên chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và vẫn có nguy cơ tái lại khi ngừng điều trị.

Trong khi đó phẫu thuật giúp cơ thắt hậu môn lỏng hơn, giảm đau, giảm co thắt và thúc đẩy quá trình liền sẹo diễn ra tốt hơn đồng thời bệnh nhân cũng không cần lo lắng về vấn đề tái phát. Có nhiều kỹ thuật khác nhau được ứng dụng trong phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn như:

  • Nong hậu môn: thường được chỉ định cho các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn mạn tính với các triệu chứng tái phát. Phẫu thuật này giúp ngăn chặn lỗ hậu môn bị chít hẹp.
  • Cắt cơ vòng hậu môn: một vết rạch sẽ được tạo ra ở cơ vòng hậu môn để nới lỏng vết rách, nhờ đó làm giảm sức căng và giảm bớt áp lực lên vết rách hậu môn cho phép vết thương liền dần sau mổ.
  • Thủ thuật STARR: chỉ định cho các trường hợp bị hội chứng đại tiện tắc nghẽn gây rách hậu môn.
bệnh nứt kẽ hậu môn và cách điều trị

Phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để nhất của bệnh nứt kẽ hậu môn.

Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn ở Bệnh viện Thu Cúc

Khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn được nhiều người bệnh lựa chọn vì:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp phẫu thuật hiệu quả. Được chọn bác sĩ theo mong muốn.
  • Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.
  • Phòng mổ vô khuẩn một chiều đảm bảo sự an toàn tối đa cho người bệnh.
  • Chăm sóc như người nhà, hỗ trợ và đón tiếp chu đáo ngay từ khi bước vào cửa bệnh viện.
  • Đặt lịch mổ nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.
  • Chi phí hợp lý, áp dụng bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ.

The post Bệnh nứt kẽ hậu môn và cách điều trị appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...