Khi nhắc đến viêm ruột thừa hầu hết mọi người đều hình dung được mức độ nguy hiểm của nó. Vì nếu không được xử trí kịp thời, viêm ruột thừa có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên chỉ cần phát hiện sớm thì điều trị viêm ruột thừa khá đơn giản và nhanh chóng, người bệnh sẽ sớm phục hồi sức khỏe, trở lại sinh hoạt bình thường. Chính vì thế việc nhận biết các dấu hiệu của viêm ruột thừa để can thiệp y tế đúng lúc là điều vô cùng cần thiết. Bài viết sau sẽ giúp bạn nắm chắc được các dấu hiệu viêm ruột thừa điển hình nhất.
5 dấu hiệu của đau ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể là sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa. Vi khuẩn nhân lên rất nhanh khiến ruột thừa bị viêm, sưng và hóa mủ. Nếu không điều trị kịp thời, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, dẫn đến viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và cuối cùng là tử vong. Sau đây là những dấu hiệu thường gặp của viêm ruột thừa:
- Đau bụng: đây là một trong những triệu chứng đầu tiên của viêm ruột thừa. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng xung quanh rốn sau đó di chuyển dần sang vùng bụng dưới phía bên phải. Mức độ đau tăng dần lên sau 6 đến 24 giờ và đau hơn khi người bệnh xoay người, thở mạnh, hắt hơi, đi lại hoặc dùng tay ấn vào bụng.
- Buồn nôn và nôn: hiện tượng này được ghi nhận ở khoảng 90% các ca viêm ruột thừa và thường xuất hiện sau cơn đau bụng đột ngột. Nếu tình trạng này xuất hiện nhiều lần, bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra để biết chính xác có phải do viêm ruột thừa hay không.
- Táo bón hoặc tiêu chảy: bất cứ nguyên nhân gì gây nhiễm trùng hoặc viêm trong đường tiêu hóa sẽ cản trở quá trình tiêu hóa bình thường. Đó là lý do vì sao người bệnh viêm ruột thừa có triệu chứng táo bón nặng hoặc tiêu chảy liên tục. Đi kèm với táo bón hoặc tiêu chảy là trướng bụng.
- Sốt: cùng với cơn đau bụng người bệnh cũng hay bị sốt nhẹ kèm theo run lẩy bẩy. Do đó khi phát hiện bị đau bụng dưới bên phải kèm theo sốt thì tốt nhất nên đi khám ngay.
- Chán ăn: sợ thức ăn hoặc không cảm thấy đói cũng là dấu hiệu phổ biến của viêm ruột thừa.
Hãy để ý đến 5 dấu hiệu này và tìm đến bác sĩ để thăm khám, điều trị kịp thời nếu chúng xuất hiện.
Chẩn đoán viêm ruột thừa
Để chẩn đoán viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ tìm hiểu về bệnh sử, khám bụng và thực hiện một số xét nghiệm chẳng hạn:
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra số lượng bạch cầu. Nếu bạch cầu tăng cao là dấu hiệu cho thấy đang có nhiễm trùng.
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để loại trừ nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận.
- Khám khung chậu ở phụ nữ để loại trừ bệnh lý gây viêm nhiễm vùng chậu.
- Thử thai để loại trừ nguy cơ thai ngoài tử cung (ở phụ nữ).
- Các xét nhiệm chẩn đoán hình ảnh: bác sĩ có thể yêu cầu chụp X quang, siêu âm hoặc chụp CT vùng bụng để xác nhận chính xác viêm ruột thừa, nghi ngờ có ổ áp – xe hoặc các biến chứng khác.
Điều trị viêm ruột thừa như thế nào?
Điều trị viêm ruột thừa đa số là phải phẫu thuật để loại bỏ phần ruột thừa viêm. Loại phẫu thuật tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ngày nay phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa được ưa chuộng hơn cả. Với loại phẫu thuật này, bác sĩ chỉ cần tạo 3 – 4 vết rạch rất nhỏ ở ổ bụng để đưa ống nội soi và các dụng cụ chuyên dụng vào bên trong để cắt bỏ ruột thừa. Nhờ đó mà sau mổ bệnh nhân ít đau, ít sẹo, chỉ cần nằm viện từ 1 – 2 ngày là đã có thể về nhà.
Tuy nhiên với các trường hợp ruột thừa đã bị vỡ giải phóng ổ viêm ra bụng thì cần tiến hành mổ mở, thời gian nằm viện sẽ lâu hơn so với mổ nội soi.
Chăm sóc sau điều trị viêm ruột thừa
Phương pháp điều trị chính của viêm ruột thừa là phẫu thuật nên người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt sau mổ để tránh ảnh hưởng đến vết thương và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Cụ thể:
- Về vận động: vài ngày tiếp theo sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên cố gắng đứng dậy, đi lại vài bước nhẹ nhàng trong bệnh viện. Mặc dù việc đi lại lúc này có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu nhưng lại rất cần thiết để tránh biến chứng liệt ruột và viêm phổi.
- Về chế độ ăn uống: trong vòng 24 giờ đầu tiên khi cắt bỏ ruột thừa, người bệnh không được ăn uống để đường tiêu hóa được nghỉ ngơi. Sau đó dần dần có thể uống một ít nước, tiếp đến là thức ăn dạng lỏng rồi đặc dần cho đến khi ăn bình thường trở lại. Trong thời gian phục hồi sau mổ, không nên ăn đồ cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ. Tuyệt đối không uống rượu bia và không hút thuốc lá.
- Về việc sử dụng thuốc: người bệnh thường được kê đơn thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh sau khi mổ. Cần uống thuốc đủ liều lượng và thời gian đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Về việc chăm sóc vết mổ: cố gắng giữ cho vết mổ luôn khô ráo. Nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn. Sau khi tắm, thấm khô vết mổ bằng khăn sạch. Thông báo ngay với bác sĩ nếu vết mổ đau, sưng, nóng, đỏ, tiết dịch bất thường…
Lưu ý
- Tránh các hoạt động mạnh có thể tác động đến vết mổ.
- Bảo vệ bụng khi ho bằng cách đặt một cái gối hoặc chăn mỏng trước bụng và đè mạnh vào khi ho, cười, xoay trở để giảm đau.
Phẫu thuật viêm ruột thừa ở đâu?
Quá trình diễn tiến của viêm ruột thừa rất nhanh chóng. Vì thế người bệnh cần thăm khám và xử trí càng sớm càng tốt.
Để đảm bảo phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa an toàn, hiệu quả, nên lựa chọn điều trị tại các bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, đầy đủ trang thiết bị y tế và chăm sóc sau mổ tốt.
Khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một địa chỉ phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng gửi gắm. Tại đây khách hàng không chỉ được phẫu thuật nhanh, an toàn, ít đau, ít để lại sẹo mà còn được chăm lo như người nhà để có thể sớm phục hồi.
Với chính sách áp dụng bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ của bệnh viện, khách hàng an tâm điều trị mà không phải lo quá nhiều về vấn đề chi phí.
Cận cảnh một ca phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa ở Bệnh viện Thu Cúc:
The post Cách nhận biết đau ruột thừa: ai cũng phải rõ để tránh nguy hiểm appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét