Chuyển đến nội dung chính

Những điều cần biết về bệnh viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là một trong số các bệnh lý phổ biến nhất xảy ra với nam giới. Bệnh ảnh hưởng về mọi mặt sức khỏe của phái mạnh, đăc biệt là vấn đề sinh sản, tình dục. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm tuyến tiền liệt qua các thông tin dưới đây để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Viêm tuyến tiền liệt là một trong số các bệnh lý phổ biến nhất xảy ra với nam giới.

Viêm tuyến tiền liệt là một trong số các bệnh lý phổ biến nhất xảy ra với nam giới.

Thế nào là bệnh viêm tuyến tiền liệt?

Tuyến tiền liệt là một cơ quan nằm ở cổ bàng quang, bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Tuyến tiền liệt có chức năng giúp kiểm soát nước tiểu và sản xuất một số chất có trong tinh dịch. Bệnh viêm tuyến tiền liệt xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào tuyến tiền liệt nam giới, gây ra tình trạng viêm nhiễm, lúc đó người bệnh đã mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Bệnh viêm tuyến tiền liệt được chia làm ba loại: viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mạn tính do vi khuẩn và viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất bao gồm nam giới ở độ tuổi trung niên, những người có hoạt động tình dục không an toàn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt tùy thuộc vào loại bệnh, bao gồm:

-Với viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn: Có các con đường lây lan vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính là: nhiễm trùng từ niệu đạo, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng qua quan hệ tình dục, cũng có số ít trường hợp do nhiễm trùng qua đường máu. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp tính, nam giới rất dễ bị áp xe tuyến tiền liệt. Trường hợp không được điều trị đúng cách, nam giới cũng dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, viêm nội mạc cơ tim, bí tiểu cấp tính, viêm mào tinh hoàn…

-Với bệnh viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn: Nguyên nhân chính là  do tuyến tiền liệt nam giới bị nhiễm khuẩn từ dưới lên, kết hợp với tác động của bệnh tình dục (bệnh xã hội). Chủng loại vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt mạn tính thường là vi khuẩn E-coli. Bên cạnh đó còn gần chục loại vi khuẩn khác cũng có thể gây bệnh nhưng ít gặp hơn như clamydia, gonocoque, vi khuẩn lậu… Đặc điểm của viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn là viêm kéo dài kèm theo các cơn đau từng đợt cách quãng.

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính có thể gây các biến chứng tùy thuộc vị trí tổn thương viêm: Tình trạng viêm ở chỏm tuyến tiền liệt sẽ phát triển thành những tổ chức xơ, dẫn đến xơ cứng cổ bàng quang gây tiểu khó, bí tiểu. Nếu viêm ở vùng đáy tuyến sẽ tiến triển thành những đợt viêm kịch phát, dẫn đến hiện tượng đau và chảy mủ cách quãng. Bệnh nhân thậm chí có thể bị hoại tử, hoặc vôi hóa tuyến tiền liệt, xuất tinh ra máu.

-Với bệnh viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn: Rất khó xác định nguyên nhân chính xác của dạng bệnh này, trong khi triệu chứng của nó tương tự các triệu chứng của bệnh viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn.

Bệnh viêm tuyến tiền liệt thường gây ra tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu khó và đau vùng bụng dưới ...

Bệnh viêm tuyến tiền liệt thường gây ra tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu khó và đau vùng bụng dưới …

Các biểu hiện của bệnh viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính: Bệnh nhân có biểu hiện tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu đau, tiểu rớt giọt hay đái dắt và có các triệu chứng bế tắc là tiểu khó, tiểu phải rặn, tiểu buốt, rát, tiểu chậm – đi tiểu nhưng không tiểu được ngay, nặng nhất là bí tiểu, kèm theo sốt. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.

-Viêm tuyến tiền liệt mạn tính: Triệu chứng điển hình nhất là cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới, khu vực tinh hoàn. Người bệnh bị đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục. Bệnh tiến triển chậm hơn và ít nguy hiểm hơn so với viêm cấp tính.

Chẩn đoán bệnh viêm tuyến tiền liệt

-Bác sĩ khám tuyến tiền liệt bằng tay:
Bác sĩ dùng bàn tay đã đeo găng y tế để thực hiện thăm khám toàn bộ tuyến tiền liệt, xác định kích thước, cấu trúc tuyến tiền liệt xem có bình thường, mềm mại, có đau nhẹ hay không. Khi tuyến này bị viêm lâu ngày sẽ thu nhỏ bớt lại, sờ thấy có sự chai cứng, mật độ không đồng đều. Sau đó, bác sĩ tiến hành xoa bóp tuyến tiền liệt để lấy dịch mang đi kiểm tra.
Siêu âm tuyến tiền liệt: 
Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả giúp xác định bệnh viêm tuyến tiền liệt. Nếu kết quả siêu âm cho thấy các mô của tuyến tiền liệt không rõ ràng, thậm chí rối loạn, người bệnh rất có thể đã bị viêm tuyến tiền liệt.
-Soi dịch tuyến tiền liệt bằng kính hiển vi:
Kỹ thuật viên tiến hành xác định số lượng bạch cầu trong dịch tuyến tiền liệt dưới kính hiển vi. Nếu kết quả này vượt ngưỡng cho phép, thành phần elastin suy giảm, bác sĩ có thể đưa ra kết luận chẩn đoán có viêm tuyến tiền liệt.
-Nuôi cấy vi nấm: Cách này giúp cung cấp kết quả chẩn đoán chính xác hơn nữa. Trường hợp nuôi cấy cho kết quả dương tính đồng nghĩa với viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn. Nếu kết quả nuôi cấy vi nấm là âm tính nghĩa là bệnh nhân đã bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn.
Khi nhận thấy có các biểu hiện của bệnh viêm tuyến tiền liệt, nam giới cần khẩn trương đi khám chuyên khoa.

Khi nhận thấy có các biểu hiện của bệnh viêm tuyến tiền liệt, nam giới cần khẩn trương đi khám chuyên khoa.

Các phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt

-Dùng thuốc điều trị: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh chuyên trị đường uống. Bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể thấm sâu vào tuyến tiền liệt trong thời gian dài từ 4-12 tuần.

-Bơm nitrat bạc: Bác sĩ phải đeo găng, đưa tay vào hậu môn bệnh nhân để xoa bóp tuyến tiền liệt cho chảy mủ ra. Sau đó tiến hành bơm nitrate bạc vào niệu đạo. Bệnh nhân được điều trị bằng kết hợp uống thuốc kháng sinh.

-Thực hiện chế độ ăn phù hợp:

+Ăn nhiều chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ đứng đầu danh sách các thực phẩm tốt cho tuyến tiền liệt, theo khuyến cáo của các chuyên gia. Cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan đều ức chế hoạt động gây ung thư trong các tế bào tuyến tiền liệt và ngăn ngừa sự hình thành polyp. Nguồn chất xơ hòa tan có trong táo, cam quýt, cà rốt và khoai tây, đậu Hà Lan, yến mạch, cám gạo. Nguồn chất xơ không hòa tan có trong cỏ cà ri, rau bina, bông cải xanh, đậu xanh, dâu tây, chuối và quả lê.

+Ăn các loại hạt: Hạt hạnh nhân, quả óc chó chứa các chất khoáng selen giúp bảo vệ tuyến tiền liệt bởi rất giàu chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt. Hạt lanh có chứa lignin giúp giảm bớt táo bón – một trong các nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt.

+Hải sản: Người bệnh nên ăn các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích vốn rất giàu axit béo omega – chất có hoạt tính kháng viêm. Chúng không chỉ giúp làm giảm viêm tuyến tiền liệt mà còn ức chế sự phát triển ung thư ở các mô tuyến tiền liệt.

Lưu ý khi điều trị viêm tuyến tiền liệt

Trong quá trình điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính, bệnh nhân cần nằm nghỉ trên giường. Ngoài ra cần thực hiện đều đặn hàng ngày việc ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm.

Những trường hợp bị bí tiểu cần được dẫn lưu nước tiểu.

Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt cần kiêng hoàn toàn rượu bia, tránh ăn các loại món ăn hoặc thực phẩm cay nóng ( như hạt tiêu, ớt, gừng). Bệnh nhân nên uống nhiều nước, luôn giữ vệ sinh cơ thể nói chung, cơ quan sinh duc và hậu môn nói riêng, có quan hệ tình dục lành mạnh.

The post Những điều cần biết về bệnh viêm tuyến tiền liệt appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh