Sự hình thành bùn túi mật
Bùn túi mật là giai đoạn đầu của sỏi mật, với thành phần cấu tạo bao gồm hỗn hợp cholesterol và muối calcium bilirubinat… Những chất này kết tủa từ các thành phần có trong dịch mật. Như tên gọi, bùn túi mật đang còn ở dạng bùn, mềm và chưa tạo thành sỏi. Bùn túi mật nếu tồn tại lâu có thể gây ra tình trạng sỏi mật gây đau, viêm đường mật, túi mật và nhiều rủi ro khác cho người bệnh. Bùn túi mật thường không đáng lo ngại nhiều, ngoại trừ trường hợp nó hiện diện trong một thời gian dài trong túi mật. Khi bùn mật tích tụ nhiều và không được điều trị loại bỏ kịp thời, nó dễ hình thành sỏi túi mật với nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Một số yếu tố thuận lợi để tạo sỏi bùn túi mật như:
-Chứng rối loạn chuyển hóa mỡ tại gan
-Chế độ ăn giàu chất béo
-Do mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hạ mỡ máu …
Cách điều trị bùn túi mật
Bùn túi mật khó điều trị dứt điểm bởi yếu tố cơ địa. Dù áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao tích cực cũng khó loại bỏ hoàn toàn sỏi bùn túi mật. Do đó, những giải pháp giúp hỗ trợ điều trị để ngăn ngừa biến chứng, phòng ngừa tái phát sỏi luôn cần thiết.
Với các trường hợp bị bùn túi mật, các bác sỹ sẽ thông báo cho bệnh nhân về những nguy cơ bùn có thể phát triển thành sỏi túi mật trong tương lai. Bệnh nhân thường được yêu cầu phải theo dõi thường xuyên để kịp thời xử trí đúng cách khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Việc điều trị và thời gian điều trị bùn túi mật đơn giản và ngắn hơn so với điều trị sỏi túi mật. Vì vậy, người bệnh nên điều trị sớm để tránh trường hợp bùn phát triển thành sỏi. Điều trị bùn túi mật thường áp dụng phương pháp nội khoa (dùng thuốc). Nếu bùn đã bắt đầu phát triển thành sỏi, cách điều trị gồm sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Bùn hoặc sỏi đều hoàn toàn có thể tán khỏi cơ thể mà không phụ thuộc nhiều vào kích thước của chúng.
Có các phương pháp loại bỏ sỏi bùn túi mật khác nhau, chọn áp dụng cách nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở từng bệnh nhân. Đó là các phương pháp bao gồm:
-Điều trị nội khoa: Phương pháp này sử dụng các loại thuốc nhằm làm tan sỏi, thường chỉ áp dụng được với các viên sỏi nhỏ dưới 1cm, các trường hợp túi mật còn phản xạ co bóp sau ăn. Điều trị bằng thuốc cũng có thể phù hợp với trường hợp sỏi không gây biến chứng. Các thuốc được sử dụng là thuốc tán sỏi mật. Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn các loại thực phẩm và đồ uống lợi mật, tăng lưu thông dịch mật,…Trong khi đang điều trị bằng thuốc tán sỏi, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ sau 3 – 6 và 12 tháng. Nếu không hiệu quả, hoặc sỏi bùn lại gây biến chứng, gây viêm túi mật, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường mật và chờ phẫu thuật.
-Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật ngoại khoa là giải pháp điều trị cần thiết và cho thấy hiệu quả cao khi bệnh đã nặng hơn, hoặc bùn đã phát triển thành sỏi có kích thước khá lớn và điều trị bằng thuốc không hiệu quả: Có hai phương pháp phẫu thuật bao gồm: mổ mở và mổ nội soi. Trong đó, mổ mở chỉ sử dụng khi sỏi gây viêm túi mật hoại tử không thể tiến hành mổ nội soi, hoặc người bệnh có chống chỉ định mổ nội soi.
Đối tượng dễ bị bùn túi mật cần thăm khám sớm
Nhóm người có nguy cơ cao bị bùn túi mật bao gồm:
– Bị đái tháo đường
– Mang thai
– Đang bị ốm đau
– Thừa cân, béo phì
– Giảm cân quá nhanh
– Người từng phẫu thuật ghép tạng
– Đang dùng thuốc điều trị các bệnh như: ceftriaxone (kháng sinh) hoặc octreotide (thuốc điều trị ung thư)
Biến chứng do bùn túi mật gây ra
Bùn túi mật có thể gây ra các biến chứng trong viêm túi mật cấp, gây tình trạng viêm mủ và áp-xe đường mật, ứ nước túi mật, hoại tử và làm thủng túi mật… Có khoảng 25 – 30% trường hợp phải phẫu thuật để loại bỏ túi mật, số còn lại nếu được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực, các triệu chứng viêm thuyên giảm sau 1 – 4 ngày, nhưng người bệnh vẫn phải đối mặt với tình trạng viêm tái diễn thường xuyên sau đó.
Biểu hiện của bệnh bùn túi mật
Bùn trong túi mật thường xuất hiện một cách lặng lẽ. Rất nhiều người không hề biết mình có bùn trong túi mật do chúng thường không gây triệu chứng. Đôi khi người bệnh có thể thấy các dấu hiệu khác như bụng đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn, buồn nôn thoảng qua nhưng thường không gây chú ý. Các triệu chứng cấp tính chỉ xuất hiện khi bùn mật đã tồn tại kéo dài gây viêm túi mật, viêm đường mật cấp.
– Đau bụng: Đau vùng bụng trên bên phải sau bữa ăn.
– Đau ngực: Mặc dù cơn đau túi mật thường xuất hiện ở bụng nhưng nó cũng có thể lan lên ngực, thậm chí vai phải.
– Buồn nôn và nôn
– Có sự thay đổi trong nhu động ruột
Khám và chẩn đoán bùn túi mật
Bên cạnh khâu thăm khám lâm sàng, xem xét các dấu hiệu bên ngoài cơ thể, hỏi bệnh sử, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:
-Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, chức năng gan thận, các thành phần Lipid máu ( Trigliceride, Cholesteron,..), xét nghiệm đông máu cơ bản,…
-Siêu âm ổ bụng: Hình ảnh sỏi mật như đã mô tả trên, phát hiện thêm có hay không kèm theo sỏi đường mật; các bệnh lý khác trong ổ bụng…
-Nội soi dạ dày: Nhằm kiểm tra bên trong khoang bụng, đặc biệt vùng dạ dày, túi mật để chẩn đoán phân biệt đau do loét dạ dày hay do sỏi túi mật.
-Chụp X-quang.
The post Cách điều trị bùn túi mật appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét