Chuyển đến nội dung chính

Nên ăn gì khi bị viêm tuyến tiền liệt?

Viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến với nam giới. Ngoài việc điều trị theo chỉ định chuyên môn, chế độ ăn uống hàng ngày phù hợp sẽ có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ ngăn chặn bệnh. Viêm tuyến tiền liệt có 2 loại là viêm cấp tính và viêm mạn tính. Với mỗi loại bệnh này lại có những thực phẩm phù hợp hơn. Vậy nam giới nên ăn gì khi bị viêm tuyến tiền liệt?

Uống nhiều nước khi bị viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến với nam giới.

Viêm tuyến tiền liệt là căn bệnh phổ biến với nam giới.

Trước hết, người bị viêm tuyến tiền liệt nên uống nhiều nước (từ 2 đến 2,5 lít/ngày). Nhu cầu này tăng lên hay giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời tiết, mức độ vận động của mỗi người. Nước lọc, nước đun sôi để nguội thông thường chính là loại nước nên sử dụng chủ yếu với người bệnh. Ngoài ra, người bị viêm  tuyến tiền liệt cũng có thể bổ sung các loại nước canh rau củ, nước hoa quả. Nên ăn thêm nhiều loại trái cây mọng nước, ít ngọt. Tránh hoặc hạn chế tối đa uống rượu bia, cafe, trà đặc, không hút thuốc lá, kiêng các thức ăn nhiều gia vị có tính kích thích và thức ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, riềng, nghệ, gừng, cà ri…

Ăn gì khi bị viêm tuyến tiền liệt cấp tính?

Do viêm tuyến tiền liệt cấp tính thường có triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu gắt, tiểu đau, có khi có máu, kèm theo sốt, những món ăn phù hợp với người bệnh cũng phải có tác dụng hạn chế tình trạng này. Một số món ăn có ích cho người bị viêm tuyến tiền liệt cấp bao gồm: canh vỏ dưa hấu nấu với mướp hương và rau diếp cá, vỏ dưa hấu xào cà rốt dùng trong bữa cơm hoặc ăn vào lúc đói bụng, cháo nấu vỏ dưa hấu ăn vào lúc đói bụng. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy phải kiêng dùng món cháo này. Ben cạnh đó, còn một số món ăn bổ ích khác cho người bệnh như: nước bí đao, rau má, cháo ý dĩ, cháo đậu đỏ, canh bí đỏ, đậu xanh…

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính có biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính có biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần

Món ăn có lợi khi bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính có biểu hiện chủ yếu là cảm giác khó chịu vùng bụng dưới, tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục trắng, tiểu sót, có khi tiểu ra máu, ra tinh dịch. Những món ăn có ích cho người bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính gồm có: cháo hoài sơn (khoai mài) nấu cùng xa tiền tử (hạt mã đề), canh tôm nấu đậu hũ (đậu phụ) ăn khi còn nóng trong bữa cơm. Ngoài hai món trên, người bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính cũng có thể chọn ăn các món khác như: canh cà chua, đậu hũ; cháo sinh địa, mã đề; canh sườn non, rong biển… Đặc biệt, để bảo vệ tuyến tiền liệt, phòng tránh viêm tuyến tiền liệt, đối tượng dễ mắc bệnh như nam giới trên 55 tuổi nên ăn mỗi ngày khoảng 200 g bông cải, 2 quả cà chua tươi hoặc một chén xốt cà chua.

Điều trị bệnh viêm tuyến tiền liệt

Việc điều trị căn bệnh này cần có sự kết hợp các cách khác nhau, cũng như quá trình tự chăm sóc tại nhà của người bệnh. Làm tốt những việc này, các triệu chứng có thể được hạn chế và bệnh được ngăn chặn hiệu quả. Cụ thể, người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để có kế hoạch điều trị, bao gồm: dùng thuốc đặc trị, vật lý trị liệu và thực hiện phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc): 

-Thuốc chẹn alpha: giúp giãn cổ bàng quang và phần cơ ở vị trí tuyến tiền liệt tiếp giáp với bàng quang. Nhờ tác dụng của thuốc này, người bệnh có thể tiểu tiện dễ hơn và nhanh chóng giảm tải cho bàng quang, rất có lợi cho người bệnh khó đi tiểu.

-Thuốc giảm đau: giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, các thuốc này có phần tác dụng phụ mà người bệnh cần chú ý đề phòng. Nếu dùng quá nhiều các loại thuốc này dễ có những tác dụng phụ như đau bụng, chảy máu hoặc loét dạ dày.

-Thuốc giãn cơ: Bác sĩ cũng thường kê đơn cho bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt sử dụng các thuốc này vì các cơn co cơ mu luôn đi kèm với bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Đặc biệt, việc dùng thuốc trong điều trị viêm tuyến tiền liệt mạn tính thường phải kéo dài hơn, có trường hợp phải điều trị kháng sinh từ 6 đến 12 tuần. Đó là do các loại vi khuẩn trong viêm mạn tính có khả năng kháng thuốc cao hơn nên cần điều trị lâu hơn mới có hiệu quả.

Người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để có kế hoạch điều trị, bao gồm: dùng thuốc đặc trị, vật lý trị liệu và thực hiện phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.

Người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để có kế hoạch điều trị, bao gồm: dùng thuốc đặc trị, vật lý trị liệu và thực hiện phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu: Những bài tập đặc biệt và kỹ thuật thư giãn có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm tuyến tiền liệt ở một số người bệnh. Người bệnh có thể thực hiện các phương pháp sau:

+ Nằm duỗi thẳng và thư giãn cơ mu dưới.

+Ngâm nửa người trong nước nóng: Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt có thể ngồi ngâm nửa thân người bên dưới trong nước nóng để hỗ trợ điều trị. Việc này giúp hạn chế cơn đau, hỗ trợ làm thư giãn cơ bụng dưới hiệu quả.

+Xoa tuyến tiền liệt: Biện pháp này có hiệu quả trong một số trường hợp, giúp giảm tình trạng xung huyết và làm thông mạch, giảm bệnh.

Bơm nitrate bạc vào niệu đạo: Bác sĩ dùng tay đeo găng xoa bóp tuyến tiền liệt cho chảy mủ ra, sau đó bơm nitrate bạc vào niệu đạo. Biện pháp này kết hợp với chỉ định dùng thuốc kháng sinh.

Phẫu thuật: Áp dụng khi các biện pháp điều trị nói trên không mang lại hiệu quả mong đợi. Hoặc có trường hợp viêm nặng hơn chỉ có can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) mới có thể giảm nguy cơ bệnh tái diễn.

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị khác theo chỉ dẫn của bác sĩ như: Dùng thuốc làm giảm hormone tuyến tiền liệt hay liệu pháp điều trị bằng sóng giải tần hẹp. Biện pháp này ghi nhận hiệu quả nhất định. Để có hiệu quả điều trị tốt nhất, nam giới cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học. Người bệnh nên đi tiểu đều, không nhịn tiểu, sinh hoạt vợ chồng điều độ, an toàn. Trong hoạt động thường ngày cần tránh các tác động ngoại lực lên vùng có bộ phận tiền tiệt tuyến.

The post Nên ăn gì khi bị viêm tuyến tiền liệt? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...