Chuyển đến nội dung chính

Suýt thì khổ cả đời với…trĩ

Trĩ là căn bệnh dễ mắc nhưng khó chữa. Bệnh có thể kéo dài dai dẳng từ năm nay qua năm khác, gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi căn bệnh này một cách nhanh chóng, đơn giản và cực kỳ tiết kiệm nếu chủ động điều trị sớm như câu chuyện sau đây của H. Anh (25 tuổi, nhân viên ngân hàng).

Sao lại là tôi?

suýt thì khổ cả đời với trĩ

Thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Khi bắt đầu có những triệu chứng đầu tiên của trĩ, tôi đã tự hỏi mình như vậy. Bởi trước giờ trong suy nghĩ của bản thân, trĩ chỉ gặp ở những người trong độ tuổi trung niên. Sau đó tìm hiểu mới biết căn bệnh trĩ ngày càng phổ biến và trẻ hóa bởi những sai lầm trong sinh hoạt và ăn uống.

Vốn là “team thịt” theo quan niệm của nhiều thanh niên trai trẻ bây giờ, tôi thuộc thành phần không ưa rau dưa, lâu dần quên mất chất xơ là gì. Chưa dừng lại ở đó, công việc gắn bó với bàn giấy khiến tôi trở nên lười vận động, ở công ty thì ngồi một chỗ gần 8 tiếng. Về nhà cũng chẳng khá khẩm hơn, bao nhiêu kế hoạch tập thể dục đều “phủ bụi” vì quá mệt mỏi, chỉ muốn ăn nhanh để tranh thủ nghỉ ngơi ngay.

Cậy khỏe tôi vẫn tự tin mình chẳng có vấn đề gì sau một thời gian dài bị táo bón. Không thể ngờ, ít lâu sau đó cơ thể bắt đầu có những biểu hiện bất thường hơn: đau và đặc biệt là ngứa ở vùng hậu  môn sau mỗi lần đại tiện. Lo quá mà chẳng dám hỏi ai, đành lên hỏi “chị google” thì ôi thôi đúng là trĩ rồi!

 2 tuần đau khổ trong âm thầm

Những ngày sau đó, tôi thử đủ mọi cách để trị bệnh. Vì mắc phải bệnh gì còn cảm thương chứ trĩ thì xấu hổ quá, chẳng dám chia sẻ cùng ai. Sau khi nằm vùng ở một diễn đàn, tôi mạnh dạn thử cách đầu tiên theo mách bảo của nhiều người cùng cảnh ngộ là uống nước rau diếp cá. Dù chỉ cố gắng được 5 ngày nhưng chắc có lẽ cả đời này tôi cũng chưa hết ám ảnh với mùi vị của loại rau này.

Sau khi “từ bỏ” rau diếp cá, tôi vội vã tìm đến lá trầu không. Nghe nói chỉ cần đun sôi và ngâm nước ấm là sẽ hết trĩ. Đúng là bớt ngứa và giảm đau nhức nhưng chỉ trong thời điểm đấy, còn sau đó là các triệu chứng lại y như cũ.

Đang tiếp tục tìm kiếm xem còn cách điều trị nào khác nữa không thì tôi đọc được một bài viết từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Đây cũng là lý do khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ, dẹp bỏ sự xấu hổ qua một bên và đặt lịch khám ngay ngày hôm sau (link bài viết tại đây cho những ai muốn tham khảo).

suýt thì khổ cả đời với trĩ

Khi có các triệu chứng nghi ngờ bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn, máu dính trên phân hoặc giấy vệ sinh… thì nên đi khám sớm.

Cụ thể căn bệnh trĩ tưởng chừng như đơn giản, khiến nhiều người như tôi đây nghĩ rằng chỉ cần vài ba bài thuốc mẹo là xong nhưng thực tế lại có thể gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm như nếu không điều trị kịp thời.

Nếu chủ động điều trị ở giai đoạn sớm, khi trĩ vừa mới xuất hiện thì chỉ cần điều trị ngoại khoa (thuốc uống, thuốc  bôi) kết hợp với chế độ ăn uống khoa học là đã có thể khỏi. Có bệnh thì phải chữa, chẳng ai dám chê cười hay trách móc bạn cả. Người ta chỉ cười khi bạn có điều kiện mà không thăm khám và điều trị sớm, để bản thân phải chịu đau, chịu khổ kéo dài. Để rồi trĩ chuyển nặng chỉ có mổ mới mong chấm dứt các triệu chứng khó chịu, ngăn chặn các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đừng để trĩ “đưa em đến hết cuộc đời”!

Khi tâm trí đã được thức tỉnh, việc đi khám với tôi trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đặt lịch hẹn khám 8h sáng thứ 7, đến bệnh viện gặp bác sĩ. Điều dưỡng “xinh như hoa” cười đón ở cửa, hướng dẫn tới phòng khám.

Ở đây thông tin cá nhân của người bệnh hoàn toàn được bảo mật, phòng khám cũng riêng tư, kín đáo. Đặc biệt tác phong làm việc của bác sĩ rất chuyên nghiệp. Khám tỉ mẩn, rõ ràng nhưng thái độ rất chừng mực, không có bất cứ câu hỏi “thừa” nào khiến bệnh nhân phải lúng túng, khó chịu. Với tất cả những yếu tố trên, vấn đề xấu hổ, ngại ngùng khi thăm khám coi như đã được giải quyết.

Trường hợp của tôi may mắn mới là trĩ độ 1 nên chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp với dùng một số loại thuốc bôi để giảm ngứa, giảm đau. Về vấn đề này, bác sĩ đề nghị rất nghiêm túc là phải cố gắng duy trì, tuyệt đối không được tình trạng ngày một ngày hai là bỏ dở. Tôi cố gắng ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Mỗi ngày cứ 30 phút ngồi làm việc thì đứng dậy đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng để giảm bớt áp lực cho vùng hậu môn – trực tràng. Ngoài ra bác sĩ còn dặn phải uống nhiều nước, ít nhất là 1.5 lít. Tối về thì ngâm nước muối pha loãng để giảm bớt ngứa và giúp lưu thông máu tốt hơn.

suýt thì khổ cả đời với trĩ

Bệnh trĩ ở mức độ nhẹ chỉ cần điều trị nội khoa kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt là đã có thể khỏi bệnh.

Sau 2 tuần kiên trì thì bệnh thuyên giảm dần, không còn bị táo bón nhiều như trước nữa. 1 tháng qua đi thì chấm dứt hết các triệu chứng đau, ngứa ở hậu môn.

Kết quả điều trị khiến tôi cảm thấy vô cùng sáng suốt và may mắn khi chủ động tới bệnh viện khám, điều trị sớm, chặn đứng bệnh trĩ ngay từ đầu.

Nếu các bạn cũng gặp phải tình huống như tôi, đừng chần chừ tìm tới các bác sĩ nhé! Minh chứng rõ ràng nhất là câu chuyện về hành trình suýt thì khổ cả đời vì trĩ của tôi vừa kể.

The post Suýt thì khổ cả đời với…trĩ appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh