“Lành tính nhưng nguy hiểm” – đó là một đánh giá phổ biến của nhiều bác sĩ chuyên khoa về polyp mũi. Đây thực chất là một khối u lành tính thường gặp trong hốc mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc các xoang. Polyp mũi có đặc tính là phát triển một cách chậm chạp nên nhiều người bệnh không hề biết đến sự tồn tại của nó cho đến khi các triệu chứng khó chịu xuất hiện thì polyp đã lớn. Cùng tìm hiểu về polyp túi mật qua những thông tin trong bài viết sau.
Vậy polyp mũi là gì?
Polyp mũi thường ở dạng mềm và có ánh ngọc trai, đặc như thạch. Một người có thể có một hoặc nhiều polyp, từng chùm như chùm nho. Nguyên nhân hình thành polyp mũi là từ hậu quả của viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính không được điều trị triệt để hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các vi nấm. Tình trạng viêm mạn tính khiến các mạch máu ở niêm mạc mũi xoang tăng tính thẩm thấu, tạo điều kiện cho nước tích tụ trong tế bào. Về lâu dài, trọng lực sẽ kéo các mô ứ nước này xuống nước, hình thành các polyp.
Ai có nguy cơ cao mắc polyp mũi?
Polyp mũi thường gặp ở những người trên 40 và trẻ em mắc các bệnh như hen phế quản, viêm mũi, xoang dị ứng do nấm, viêm xoang mạn, sổ mũi mùa và xơ nang phổi.
Triệu chứng của polyp mũi
Các triệu chứng của polyp mũi tương tự như viêm mũi, viêm xoang: nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác…
Ban đầu polyp có thể chỉ gây ngạt mũi ở 1 bên hoặc 2 bên. Người bệnh ít chú ý nhưng khi polyp lớn dần lúc đó mới có cảm giác khó chịu, nhất là khi phải thở bằng miệng. Các biểu hiện khác kèm theo là có cảm giác nặng đầu, chảy nước mũi màu xanh hay vàng đặc, đôi khi có mùi hôi. Nhiều trường hợp thỉnh thoảng có sốt nhẹ và ho có đờm. Khứu giác cũng suy giảm dần và theo thời gian thậm chí còn không ngửi được mùi nữa.
Biến chứng nguy hiểm của polyp mũi
Về bản chất polyp mũi là lành tính nên nhiều người chủ quan cho rằng nó vô hại mà không biết rằng nếu không điều trị kịp thời, polyp mũi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại.
- Trước hết các triệu chứng của polyp mũi ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, polyp mũi quá lớn có thể gây chẹn đường thở, nhất là vào ban đêm khiến trẻ không thở được, không ngủ được.
- Polyp mũi cũng có thể dẫn đến viêm xoang cấp hoặc mạn tính, biến đổi cấu trúc của mặt gây song thị (nhìn đôi) hoặc 2 mắt xa nhau bất thường.
- Số ít polyp gây ra biến chứng xâm nhập, phát triển nhanh, thể tích polyp quá to, nén chặt làm vỡ vách xoang mũi hoặc vách đỉnh khoang mũi; thâm nhập vào các vị trí như hốc mắt, xoang trán, sọ trước, sọ sau…
Cách chẩn đoán polyp mũi
Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa trên việc tìm hiểu những triệu chứng mà người bệnh gặp phải, thăm khám tổng quát, kiểm tra mũi và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu hơn như:
- Nội soi mũi xoang: một ống nội soi nhỏ bao gồm camera và nguồn sáng sẽ được đưa vào mũi, giúp bác sĩ kiểm tra chi tiết bên trong mũi và vùng xoang để phát hiện xem có bất thường nào không.
- Chụp CT: phim chụp CT có thể giúp bác sĩ xác định kích thước và vị trí của polyp ở các khu vực sâu hơn của xoang và đánh giá mức độ viêm. Xét nghiệm này cũng có tác dụng loại trừ khả năng có các vật thể khác hiện diện trong khoang mũi (không phải polyp) chẳng hạn như bất thường về cấu trúc mũi xoang hoặc một tăng trưởng ung thư hoặc không ung thư khác.
- Xét nghiệm xơ nang: trường hợp trẻ em được chẩn đoán mắc polyp mũi, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm xơ nang. Đây là một bệnh di truyền khiến cơ thể mồ hôi và dịch nhầy. Thông thường, dịch nhầy là chất dịch trơn, hơi dính giúp bôi trơn và bảo vệ các màng nhầy. Tuy nhiên, khi mắc bệnh xơ nang, dịch nhầy sẽ trở nên dày và dính bất thường. Nó có thể làm tắc nghẽn phổi và gây nhiễm trùng phổi. Polyp mũi có ở 15% số bệnh nhân xơ nang.
Điều trị polyp mũi
Có hai phương pháp điều trị chính của polyp mũi là dùng thuốc và phẫu thuật.
Dùng thuốc: dạng thuốc được dùng nhiều nhất là thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid để giảm viêm, thu nhỏ polyp mũi. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp polyp mũi xuất hiện với số lượng ít và kích thước nhỏ. Thuốc cũng không thể làm polyp biến mất hẳn mà chỉ làm chúng teo nhỏ lại, đồng thời làm lành những triệu chứng viêm nhiễm ở mũi, xoang, cải thiện lưu thông mũi tốt hơn. Người bệnh khi sử dụng thuốc cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Phẫu thuật: được đánh giá là phương pháp điều trị polyp mũi triệt để nhất. Phẫu thuật được chỉ định khi polyp phát triển quá mức gây bít tắc đường thở; polyp đã gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến đường thở như ngạt mũi, hít thở khó khăn, ù tai…; polyp mũi điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả.
Phẫu thuật cắt polyp mũi được thực hiện như thế nào?
Hiện nay phẫu thuật nội soi cắt polyp mũi là phương pháp điều trị rất được ưa chuộng. Trong phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ chèn một ống nội soi nhỏ vào mũi và di chuyển ống này vào các hốc xoang để tiếp cận với polyp. Tiếp đến là sử dụng những dụng cụ chuyên biệt để cắt polyp và loại bỏ ra ngoài. Nếu thấy niêm mạc xoang bị viêm hay hốc xoang đặc dịch mủ thì cần phải phẫu thuật cả hốc xoang.
Sau mổ nội soi cắt polyp mũi, người bệnh chỉ cần nằm viện theo dõi 1 – 2 ngày là đã có thể về nhà. Vì mổ nội soi nên bệnh nhân ít đau, phục hồi nhanh, không phải nằm viện lâu, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Phẫu thuật nội soi cắt polyp mũi ở đâu?
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ phẫu thuật nội soi cắt polyp mũi uy tín tại Hà Nội. Khách hàng sẽ được phẫu thuật an toàn, hiệu quả với mức chi phí hợp lý nhờ:
- Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
- Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.
- Phòng mổ vô khuẩn một chiều, đảm bảo môi trường phòng mổ luôn sạch sẽ, vô trùng.
- Chăm sóc chu đáo như người nhà.
- Áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ.
- Đặt lịch hẹn nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.
Nhận xét
Đăng nhận xét