Chuyển đến nội dung chính

Chứng thoái hóa khớp ở người cao tuổi chữa bằng cách nào?

Chứng thoái hóa khớp ở người cao tuổi là nỗi lo của nhiều gia đình khi trời lạnh. Dịp Tết năm nay trời rét kéo dài, cũng là lúc người cao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh lý về khớp. Với những chứng bệnh xương khớp nặng, việc điều trị cần nhờ đến phẫu thuật. Người già cần chú ý phòng tránh bệnh để hạn chế các hậu quả nghiêm trọng.

Người cao tuổi thường thấy đau hơn mỗi khi trời trở lạnh và cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy.

Người cao tuổi thường thấy đau hơn mỗi khi trời trở lạnh và cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy.

Hậu quả nghiêm trọng từ chứng thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Đã hơn 10 năm nay, bác Lê Huy Hợp, 71 tuổi (ở Đông Anh, Hà Nội) khổ sở với các cơn đau nhức do thoái hóa khớp. “Cứ mỗi khi trời trở lạnh là tôi càng thấy đau. Lúc nhức nhối khó chịu, lúc thì đau buốt tận óc.” – bác Hợp bộc bạch. Thoái hóa khớp là tình trạng phổ biến nhất trong các vấn đề về cơ xương khớp ở người cao tuổi. Biểu hiện ban đầu của bệnh là triệu chứng đau nhức xương khớp, xuất hiện các tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Người cao tuổi thường thấy đau hơn mỗi khi trời trở lạnh và cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy. Các cơn đau do thoái hóa khớp tập trung nhiều hơn ở khớp gối, khớp háng, cột sống, thắt lưng…

Ở người cao tuổi, tình trạng này càng dễ xảy ra hơn ở khi các cơ quan đang trong giai đoạn lão hóa

Ở người cao tuổi, tình trạng này càng dễ xảy ra hơn ở khi các cơ quan đang trong giai đoạn lão hóa

Đặc biệt, vào mùa lạnh, các bệnh về khớp do thoái hóa ở người già sẽ dễ tái phát và ở mức độ mạnh hơn. Không khí lạnh của mùa đông thâm nhập vào cơ thể qua da khiến các mạnh máu ở vùng da bị nhiễm lạnh co lại, hạn chế máu đến các khớp xương. Từ đó gây nên tình trạng thiếu máu nội khớp, màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích khiến người bệnh càng thêm đau nhức.

Ở người cao tuổi, tình trạng này càng dễ xảy ra hơn ở khi các cơ quan đang trong giai đoạn lão hóa, tuần hoàn máu kém đi và khả năng giữ ấm cũng không còn như ở người trẻ.

Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp gối bao gồm nội soi khớp, đục xương chỉnh trục, thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối.

Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp gối bao gồm nội soi khớp, đục xương chỉnh trục, thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối.

Giải pháp nào cho chứng bệnh này?

Người bệnh nên đi khám ngay khi có các dấu hiệu bệnh. Không nên chủ quan, tự ý điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm tại nhà hoặc nghe theo các bài thuốc chưa được kiểm chứng. Mặt khác, người già thường gặp phải nhiều bệnh lý cùng một lúc. Điều trị sai cách có thể gây phản ứng thuốc, làm gia tăng các bệnh đang gặp phải.

Riêng với khớp gối – vị trí dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể và dễ gây teo cơ, cần được chú trọng điều trị. Đặc biệt căn bệnh này gây tỷ lệ tàn phế cho người cao tuổi cao thứ hai trên thế giới, lên đến 25%.  Điều trị ngoại khoa thoái hóa khớp gối bao gồm nội soi khớp, đục xương chỉnh trục, thay một phần hoặc toàn bộ khớp gối. Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp khớp gối hạn chế chức năng nhiều, khe khớp hẹp nặng, biến dạng khớp hoặc đau khớp không đáp ứng với các phương thức điều trị nội khoa.

The post Chứng thoái hóa khớp ở người cao tuổi chữa bằng cách nào? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh