Phẫu thuật dây chằng chéo trước khi nào cần thiết là điều băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Là người quyết định cuối cùng của việc lựa chọn có mổ hay không, người bệnh cần hiểu rõ về vấn đề này dựa trên kết luận và tư vấn của bác sĩ. Vậy phẫu thuật cần khi nào và vì sao người bệnh nên chọn phẫu thuật dây chằng chéo trước?
Phẫu thuật dây chằng chéo trước khi nào cần thiết?
Tình trạng đứt dây chằng chéo khớp gối có thể xảy ra trong quá trình người bệnh hoạt động thể thao, lao động hoặc tham gia giao thông bị tai nạn. Dây chằng chéo khớp gối bao gồm: dây chằng chéo trước và sau. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính được áp dụng cho cả hai trường hợp đứt dây chằng chéo trước và sau, nhằm tái tạo lại dây chằng chéo giống với đặc điểm và chức năng nguyên bản, nhằm phục hồi tối đa khớp gối, giúp bệnh nhân vận động và sinh hoạt bình thường.
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay đã giúp tái tạo lại dây chằng chéo khớp gối bằng nội soi. Phương pháp này sử dụng mảnh gân khác thay thế bộ phận cũ. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả và phổ biến, có tác dụng phục hồi tối đa chức năng khớp gối. Nhờ đó, bệnh nhân có thể vận động, sinh hoạt bình thường. Phương pháp này đang được áp dụng hiệu quả tại bệnh viện Thu Cúc.
Ai cần được nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối?
Kỹ thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
-Dây chằng khớp gối đã đứt hoàn toàn hoặc đứt một phần nhưng gối mất vững.
-Đã trải qua chương trình tập phục hồi chức năng nhưng đầu gối vẫn chưa ổn định.
-Có nhu cầu vận động cao như người hay chơi thể thao hoặc công việc đòi hỏi phải sử dụng đầu gối nhiều.
-Đứt dây chằng chéo khớp gối đã dẫn tới các tổn thương thứ phát là rách sụn chêm hoặc thoái hóa khớp.
Các biến chứng có thể gặp khi bị đứt dây chằng chéo trước khớp gối
Dây chằng chéo khớp gối bị đứt sẽ gây ra sự thiếu hụt rất lớn trong toàn bộ hệ thống giữ vững khớp gối. Chính vì thế nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời,đúng phương pháp có thể dẫn đến biến chứng hạn chế chức năng, thoái hóa khớp gối.
Có trường hợp dù vẫn đi lại bình thường nhưng thực ra dây chằng chéo trước đã có tổn thương. Người bệnh bị đứt dây chằng chéo trước có thể vẫn đi lại gần như bình thường được, thậm chí không đau đớn gì. Tuy nhiên, triệu chứng sẽ biểu hiện rõ khi người bệnh vận động nhanh, mạnh. Chẳng hạn khi bệnh nhân chạy nhảy sẽ dễ bị trẹo chân, cảm giác lỏng, không trụ vững…
Người bệnh nghi vấn bị đứt dây chằng chéo trước có thể thử nhảy xa bằng chân tổn thương. Sau đó so với chân kia, nếu chân tổn thương không nhảy xa bằng hoặc không dám nhảy thì nhiều khả năng đã bị đứt dây chằng chéo trước.
Để khẳng định người bệnh có bị đứt dây chằng chéo trước hay không, cần nhờ vào trình độ của các bác sĩ có kinh nghiệm, nặng lực. Qua đó, bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng (bao gồm khám cả chân bên lành để so sánh). Bên cạnh đó và vô cùng quan trọng là bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện test dây chằng, cùng với chụp chiếu nếu cần.
The post Phẫu thuật dây chằng chéo trước khi nào cần thiết? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét