Chuyển đến nội dung chính

Các bài thuốc ngâm chữa bệnh trĩ 

Bệnh trĩ đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người với việc gây ra rất nhiều những đau đớn, khó chịu và phiền phức. Hiện để điều trị căn bệnh này có rất nhiều cách khác nhau. Một trong những cách phổ biến trong đó, được nhiều người áp dụng đó là sử dụng các bài thuốc ngâm trĩ. Vậy, điều trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc ngâm trĩ như thế nào, có hiệu quả không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khi điều trị bệnh trĩ bằng thuốc, ngoài các loại thuốc uống trong, thuốc bôi, thuốc đặt,…dân gian từ xa xưa còn tiến hành lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc nấu nước để ngâm rửa trĩ nhằm mục đích chống viêm, giảm đau, tiêu thũng, cầm máu…

Một số bài thuốc ngâm chữa bệnh trĩ 

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Hoàng bá 15g, bồ công anh 15g, khổ sâm 30g, hổ trượng 15g. 

Cách thực hiện: Tất cả đem sắc với 2.000ml nước trong 20 – 30 phút. Sau đó bỏ bã lấy nước, để cho nguội đến chừng 45 độ C rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút. Mỗi ngày 2 lần sáng, chiều. 

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Sinh đại hoàng 15g, mang tiêu 25g, nhũ hương 10g, một dược 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, hoàng liên 15g, chi tử 15g, khổ sâm 25g, hoè hoa 10g, hoàng bá 10g. 

Cách thực hiện: Tất cả đem ngâm nước chừng 1 giờ, sau đó sắc trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, trước xông sau ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần. 

Các bài thuốc ngâm trĩ là cách phổ biến được nhiều người bệnh trĩ áp dụng.

Các bài thuốc ngâm trĩ là cách phổ biến được nhiều người bệnh trĩ áp dụng.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu: Hoàng bá 12g, khổ sâm 12g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 12g, sau sau 12g, phèn phi 5g, ngũ bội tử 10g, tô mộc 12g, nghệ vàng 12g, bồ công anh 20. 

Cách thực hiện: Tất cả đem sắc với 2.000ml nước trong 20 phút, bỏ bã lấy nước, để nguội bớt rồi ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút. 

Bài thuốc 4

Nguyên liệu: Xuyên tâm liên, tua rễ cây đa, phác tiêu đều 750g, đại hoàng, ngũ bội tử, kinh giới, phòng phong đều 375g. 

Cách thực hiện: Tất cả các vị (trừ phác tiêu) đem sắc kỹ, bỏ bã lấy nước cốt chừng 1.500 ml, hòa phác tiêu vào, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 100ml pha thêm nước cho đủ 3.000ml, ngâm rửa hậu môn trong 20 phút, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều.

Bài thuốc 5

Nguyên liệu: Đương quy, sinh địa du, đại hoàng, hoàng bá đều 30g, phác tiêu 60g. 

Cách thực hiện: Tất cả các vị (trừ phác tiêu) đem sắc với 2.000 ml nước trong 15 phút, lấy nước bỏ bã, hòa phác tiêu vào và ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút. 

Bài thuốc 6

Nguyên liệu: Hòe hoa, Kinh giới, Chỉ xác, Lá ngải cứu mỗi loại 1 nắm (tương đương 50g), bột phèn chua 10g.

Cách thực hiện: Tất cả cho nước ngập 3 phân, đậy kín miệng nồi bằng lá chuối, đun sôi khoảng 5 phút; sau đó đục 1 lỗ vừa cho hơi bốc lên để xông vào vùng hậu môn. Đến khi nước còn ấm thì ngâm hậu môn với nước đó trong 15 phút. Tiến hành xông – ngâm ngày 1 – 2 lần trong khoảng 1 tuần.

Chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc ngâm có hiệu quả không?

Các bài thuốc ngâm trĩ được thực hiện khá đơn giản, an toàn và không cần tốn kém nhiều. Tuy nhiên, các bài thuốc ngâm trĩ biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh: tác dụng chống viêm, giảm phù nề, cầm máu, giảm đau tại chỗ, góp phần làm co nhỏ búi trĩ chứ không thể chữa bệnh hoàn toàn và dứt điểm. 

Khi điều trị bệnh trĩ, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc ngâm trĩ này để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bên ngoài. Trường hợp bệnh ở cấp độ nhẹ (trĩ độ 1,2) để việc điều trị hiệu quả, người bệnh cần kết hợp việc sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi tùy theo thể bệnh.

Bệnh nhân trĩ có thể sử dụng các bài thuốc ngâm trĩ  để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bên ngoài.

Bệnh nhân trĩ có thể sử dụng các bài thuốc ngâm trĩ  để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bên ngoài.

Trường hợp bệnh ở cấp độ nặng (trĩ độ 3, 4), việc điều trị nội khoa bằng thuốc uống, thuốc bôi và các bài thuốc ngâm sẽ không cho hiệu quả, người bệnh không nên chủ quan, cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh để bệnh lâu ngày gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, việc sử dụng các bài thuốc ngâm trĩ cũng còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa của mỗi người. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ và lưu ý về những thành phần trong bài thuốc có thể gây dị ứng với cơ địa của từng người. Việc tiến hành xông – ngâm búi trĩ bằng các phương pháp như trên tuy an toàn nhưng người bệnh cũng cần cẩn thận đề phòng có thể bị bỏng.

Chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng cách nào?

Phẫu thuật cắt trĩ là biện pháp chính và hiệu quả được áp dụng để điều trị căn bệnh này ở thể nặng và việc điều trị bằng thuốc không cho tác dụng.

Phẫu thuật cắt trĩ được thực hiện khá đơn giản, giúp điều trị triệt để, giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ, được thực hiện tại các bệnh viện có đủ trang thiết bị y tế và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi.

Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, hạn chế khác nhau. Căn cứ vào tình trạng bệnh và mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp khác nhau cho từng đối tượng. Trong đó:

Phẫu thuật cắt trĩ được thực hiện khá đơn giản và được xem là phương pháp điều trị triệt để, hiệu quả căn bệnh này.

Phẫu thuật cắt trĩ được thực hiện khá đơn giản và được xem là phương pháp điều trị triệt để, hiệu quả căn bệnh này.

Phẫu thuật cắt trĩ Longo: Sử dụng súng khâu cắt tự động nhập khẩu từ Mỹ, dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, cắt và khâu phần mạch máu cung cấp làm búi trĩ co nhỏ lại.

Ưu điểm: Áp dụng cho nhiều loại trĩ; an toàn, áp dụng cho cả người bị huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng…vv; các thao tác khi mổ được thực hiện ở những vùng không có cảm giác đau và được tiến hành nhanh chóng; người bệnh không phải nằm viện lâu, có thể xuất viện về nhà sau 48 giờ; quay trở lại sinh hoạt bình thường sau 1 – 5 ngày; tỷ lệ tái phát rất thấp.

Phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson: Cắt đơn lẻ từng búi trĩ, khâu buộc cuống búi trĩ, sử dụng kỹ thuật cắt và khâu khéo léo để hạn chế tổn thương và xử lý gọn búi trĩ

Ưu điểm: Có thể áp dụng cho nhiều loại trĩ khác nhau bao gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và cả trĩ hỗn hợp; kỹ thuật thực hiện đơn giản; loại bỏ trĩ triệt để; thời gian nằm viện 3-4 ngày; tỷ lệ tái phát thấp.

Cách phòng tránh bệnh trĩ 

– Đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu. Không mang theo sách hoặc điện thoại khi đi vệ sinh. Điều này không cần thiết và làm kéo dài thời gian đi vệ sinh của bạn.

– Uống nhiều nước, từ 1,5 lít mỗi ngày tùy theo nhu cầu của cơ thể.

– Thay đổi chế độ ăn uống. Thêm nhiều rau xanh, trái cây và 100% ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế các đồ ăn chiên nấu nhiều dầu mỡ, các đồ uống có ga,…

Thêm nhiều rau xanh, trái cây và 100% ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế các đồ ăn chiên nấu nhiều dầu mỡ, các đồ uống có ga, là cách để phòng tránh bệnh trĩ.

Thêm nhiều rau xanh, trái cây và 100% ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế các đồ ăn chiên nấu nhiều dầu mỡ, các đồ uống có ga, là cách để phòng tránh bệnh trĩ.

– Tập thể dục thể thao phù hợp để cải thiện nhu động ruột. Khi bạn ít vận động, ruột sẽ hoạt động kém hiệu quả và không thể đẩy phân ra bên ngoài. Việc tập thể dục nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, đi xe đạp….

– Thường xuyên vị sinh vùng hậu môn sạch sẽ, lau khô bằng khăn mềm..

– Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh và xác định mức độ bệnh để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang áp dụng rất thành công các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ: phẫu thuật cắt trĩ Longo; phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan và Ferguson. Với những yếu tố: đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh; hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, phòng mổ vô khuẩn 1 chiều đảm bảo không gian tuyệt đối vô trùng, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh và chi phí phẫu thuật cắt trĩ hợp lý…Thu Cúc được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn cắt trĩ tại đây.

Để được tư vấn và điều trị bệnh trĩ hiệu quả bằng phẫu thuật cắt trĩ tại bệnh viện Thu Cúc, hãy gọi đến số 1900 5588 96 để được hỗ trợ tốt nhất.

The post Các bài thuốc ngâm chữa bệnh trĩ  appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh