Chuyển đến nội dung chính

Cách điều trị bệnh sỏi túi mật

Sỏi túi mật là căn bệnh rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay, do đó cách điều trị bệnh sỏi túi mật được rất nhiều người quan tâm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, người bị sỏi túi mật sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm túi mật cấp, gây hoại tử và thủng túi mật, có thể dẫn đến tử vong.

Trước khi tìm hiểu về cách điều trị bệnh sỏi túi mật hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này.

Bệnh sỏi túi mật là gì?

cách điều trị bệnh sỏi túi mật

Sỏi túi mật là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở nước ta hiện nay. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Sỏi túi mật thực chất là những lắng đọng bất thường của mật, tạo nên những hạt cứng, rắn như đá (sỏi viên) hoặc ở dạng nhầy (như bùn) ở trong túi mật. Kích thước của sỏi có thể nhỏ vài milimet hoặc lớn vài centimet, hình tròn, bầu dục hoặc nhiều hình dạng khác tùy theo cấu tạo. Một người có thể có một hoặc nhiều sỏi trong túi mật.

Sỏi túi mật được chia thành 2 loại chính là:

  • Sỏi cholesterol túi mật: được tạo ra từ thành phần cholesterol có trong dịch mật, thường gặp ở người dân các nước phương Tây.
  • Sỏi sắc tố: xuất phát từ nguyên nhân như nhiễm khuẩn đường mật, các bệnh gây tán huyết, xơ gan, viêm hoặc đã cắt đoạn hồi tràng (phần cuối của ruột non).

Nguyên nhân gây ra sỏi túi mật

Sỏi mật xuất hiện do sự mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là sự mất cân bằng do sản xuất, vận chuyển dịch mật trong gan – nơi tiết ra dịch mật, ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm khuẩn dịch mật. Ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi mật rất khó tác động. Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật là:

  • Chức năng gan suy giảm (gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, tăng men gan…) làm giảm chất chất lượng dịch mật
  • Thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu.
  • Chế độ ăn uống ít calo, nhiều chất béo bão hòa, ít chất xơ và rau xanh.
  • Lối sống ít vận động khiến dịch mật bị ứ trệ tạo điều kiện thuận lợi cho cholesterol kết tủa.
  • Sử dụng thuốc tránh thai dài ngày, làm tăng hormon estrogen từ đó  làm tăng đào thải cholesterol trong mật.
  • Sử dụng thuốc hạ cholesterol (hạ mỡ máu) làm tăng đào thải cholesterol trong dịch mật.

Triệu chứng của sỏi túi mật

cách điều trị bệnh sỏi túi mật

Triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi túi mật là đau dữ dội ở hạ sườn phải, nhất là sau khi ăn thực phẩm giàu chất béo.

80% trường hợp sỏi túi mật không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng rất nhẹ. Một số người có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu mơ hồ như chán ăn, sợ mùi dầu mỡ hoặc đắng miệng, khô họng, buồn nôn, đầy trướng, chậm tiêu sau mỗi bữa ăn. 20% còn lại có triệu chứng khi đã bị biến chứng, với các dấu hiệu:

  • Đau dữ dội ở hạ sườn phải: cơn đau do sỏi mật thường bắt đầu xuất hiện sau khi dùng các bữa ăn có nhiều dầu mỡ, hoặc vào ban đêm khi đang ngủ, khiến người bệnh bị gián đoạn giấc ngủ. Vị trí đau ban đầu có thể hạ sườn phải, sau đó lan ra bả vai phải và ra sau lưng. Cơn đau thường diễn ra âm ỉ nhưng cũng có thể rất dữ dội, kéo dài vài giờ cho đến vài ngày.
  • Sốt: tình trạng đau do sỏi mật thường kèm theo sốt do viêm đường mật, túi mật. Sốt có thể xảy ra trước, hoặc sau cơn đau, kéo dài vài giờ, có khi vài tuần, hàng tháng.
  • Vàng da: hiện tượng vàng da, vàng mắt xảy ra sau khi người bệnh bắt đầu thấy đau và sốt kéo dài 1 – 2 ngày.

Nếu bạn đang phân vân không biết mình có những triệu chứng trên có phải bị sỏi túi mật không, liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa bằng cách điền vào form đăng ký dưới đây để được tư vấn miễn phí!

Đăng ký tư vấn

Sỏi túi mật có nguy hiểm không?

Nếu thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể thoát khỏi sỏi túi mật một cách đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên nếu chần chừ, sỏi túi mật để kéo dài có thể gây ra một loạt các biến chứng tai hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống như:

  • Viêm túi mật cấp gây hoại tử và thủng túi mật, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
  • Viêm túi mật mạn, sỏi rơi xuống ống mật chủ gây viêm đường mật, viêm tụy cấp, rò mật – ruột, tắc ruột do sỏi mật.

Bị sỏi túi mật phải làm sao?

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ sỏi túi mật, việc đầu tiên người bệnh cần làm là tới bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ khám, kiểm tra, tư vấn cách điều trị phù hợp.

Siêu âm thường được sử dụng trong chẩn đoán sỏi túi mật. Nếu kết quả siêu âm chưa đủ rõ ràng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác như xạ hình quét gan mật (HIDA), chụp cộng hưởng từ (MRI)…tùy theo trường hợp cụ thể.

Cách chữa sỏi túi mật

cách điều trị bệnh sỏi túi mật

Cắt túi mật nội soi được đánh là tiêu chuẩn vàng trong điều trị sỏi túi mật với nhiều ưu điểm như ít đau, triệt để, an toàn, tốc độ phục hồi nhanh.

Hiện nay phẫu thuật nội soi được đánh giá là phương pháp điều trị “tối ưu” nhất của tình trạng này vì:

  • Xử lý triệt để sỏi túi mật, không lo tái phát
  • An toàn, hầu như không gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng lân cận
  • Người bệnh rất ít đau, thời gian phục hồi nhanh.
  • Nhiều trường hợp sáng mổ, chiều đã có thể tự ngồi dậy, ăn uống nhẹ và ra viện ngay ngày hôm sau.
  • Theo tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia y tế, người bệnh sỏi túi mật nên chủ động mổ cắt túi mật nội soi càng sớm càng tốt, ngay cả bệnh còn đang ở giai đoạn “im lặng” (chưa có triệu chứng).

Nên nhớ:

  • Sỏi túi mật không thể tự tan được, uống thuốc hầu như cũng không có tác dụng.
  • Sỏi túi mật nếu để kéo dài không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Trường hợp chờ biến chứng mới mổ, người bệnh có thể sẽ phải mổ mở rất đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và mất nhiều thời gian để phục hồi hoàn toàn. Trong khi đó mổ nội soi rất nhanh chóng, nhẹ nhàng, mau khỏi, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
  • Sau khi cắt túi mật người bệnh vẫn sống khỏe mạnh, tiêu hóa bình thường. Không có nghiên cứu hay thống kê nào cho thấy tuổi thọ bị giảm sút khi cơ thể không còn túi mật.

Cắt túi mật nội soi chữa sỏi túi mật ở Bệnh viện Thu Cúc

Cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện Thu Cúc là lựa chọn của rất nhiều người bệnh bởi sự tận tâm, chu đáo của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giúp việc điều trị trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn rất nhiều:

  • Bác sĩ giỏi: với nền tảng kinh nghiệm lâu năm, các ca mổ nội soi cắt túi mật luôn được thực hiện chuẩn xác, nhanh chóng, ít đau, ít chảy máu, hạn chế tối đa tổn thương cho người bệnh. Sau mổ bác sĩ sẽ thường xuyên thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe hàng ngày để xử lý ngay khi có bất thường.
  • Phẫu thuật an toàn và hiệu quả: toàn bộ ca mổ nội soi cắt túi mật được thực hiện tại phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ hoàn thành ca mổ.
  • Chăm sóc như người trong nhà: sau mổ người bệnh được chăm sóc tại phòng riêng có đầy đủ tiện nghi: nhà vệ sinh khép kín, tivi, tủ lạnh, điều hòa, wifi toàn bệnh viện, giường nệm êm ái, chăn, ga, gối được thay mới mỗi ngày. Bệnh nhân “tay không” đi mổ vì được bệnh viện cung cấp đầy đủ đồ dùng cần thiết. Về vấn đề ăn uống, bệnh viện có bếp ăn đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Chỉ cần người bệnh yêu cầu, đồ ăn sẽ được mang tới tận giường.
  • Điều dưỡng tận tình: điều dưỡng túc trực 24/24, chỉ cần bấm chuông (có gắn ở mỗi giường bệnh) là sẽ xuất hiện để hỗ trợ. Hàng ngày điều dưỡng sẽ tới thăm khám, hướng dẫn và nhắc nhở uống thuốc, trực tiếp vệ sinh vết mổ êm ái, nhẹ nhàng.
  • Chi phí hợp lý: trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh chi phí bao nhiêu. Khi bệnh nhân đồng ý mổ, bệnh viện sẽ sắp xếp lịch theo mong muốn. Đặc biệt bệnh viện cũng áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ. Khách hàng được hưởng tối đa quyền lợi theo đúng quy định. Thủ tục thanh toán được thực hiện nhanh chóng và linh hoạt.

Gọi ngay 1900 5588 96 để được tư vấn và đặt lịch mổ nội soi cắt túi mật nhanh chóng!

Đăng ký tư vấn và đặt lịch khám miễn phí

 

The post Cách điều trị bệnh sỏi túi mật appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh