Chuyển đến nội dung chính

Ngỡ phải cắt thận vì tảng sỏi “khổng lồ” to đến 7cm, nhiều nơi từ chối điều trị

Sau nhiều năm sống chung với đau đớn và lo sợ, chú Lê Đình Thanh (62 tuổi ) không ngờ có thể loại bỏ hoàn toàn tảng sỏi san hô 7cm ở thận nhờ giải pháp tán sỏi qua da mà không cần mổ hở.

Hình ảnh tảng sỏi san hô to như củ gừng trong thận phải của chú Thanh.

“Củ gừng” kỳ lạ trong thận phải 

Sỏi thận là 1 trong những bệnh lý thường gặp và có thể loại bỏ dễ dàng, nhanh chóng an toàn nếu được điều trị sớm, khi sỏi còn nhỏ. Tuy nhiên không ít trường hợp sỏi không được phát hiện kịp thời dẫn đến kích thước quá lớn, xâm lấn gần hết thận không chỉ khiến chức năng bài tiết bị ảnh hưởng mà còn có thể đe dọa đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng người bệnh.

Câu chuyện của chú L.Đ.Thanh (62 tuổi) sau đây là một ví dụ điển hình. Chú Thanh đến khám tại Bệnh viện Thu Cúc trong tình trạng tảng sỏi đã phát triển quá lớn, hình ảnh trên máy siêu âm cho thấy kích thước viên sỏi của chú đã lên tới 7cm và xâm lấn gần hết thận phải. Đặc biệt, sỏi thận của chú Thanh lại là dạng sỏi san hô – một trong những loại sỏi cực k cứng đầu và khó điều trị.

Trước đó chú Thanh đã từng đi khám ở nhiều bệnh viện tuy nhiên các bác sĩ đều từ chối điều trị do kích thước sỏi quá lớn lại thêm tiền sử 2 lần mổ hở. “Tôi đã từng bị sỏi thận cách đây hơn 20 năm và cũng đã tiến hành mổ lấy sỏi, tuy nhiên sỏi vẫn tái phát . Do tôi cứ mải làm không chú ý kiểm tra định kì, đến khi phát hiện ra thì nó đã quá lớn. Tôi đã đi thăm khám ở 1 số bệnh viện lớn tuy nhiên các bác sĩ đều lắc đầu và bảo tôi phải chấp nhận sống chung với nó.” – Chú Thanh cho biết.

Hành trình giải cứu quả thận, loại bỏ hoàn toàn tảng sỏi san hô 7cm

Nhớ lại hành trình thoát sỏi ngoạn mục của mình, chú Thanh hồ hởi cho biết: “Đang bế tắc vì tình trạng bệnh tưởng như “hết hết thuốc chữa” thì tôi được biết đến hội thảo tán sỏi công nghệ cao do Bệnh viện Thu Cúc tổ chức. Tại hội thảo được nghe giới thiệu về các phương pháp tán sỏi tiên tiến nên tôi bắt đầu thấy có hy vọng. Cho đến khi được bác sĩ Huyên trực tiếp khám, đọc kết quả và khẳng định có thể điều trị được, tôi cực kì vui mừng  và tin rằng mình có thể thoát khỏi tình trạng hiện tại.”

Tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ là phương pháp điều trị được lựa chọn để giúp chú Thanh loại bỏ tảng sỏi thận “khổng lồ”.

Để loại bỏ tảng sỏi san hô khổng lồ trong thận chú Thanh, bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Thu Cúc) đã chỉ định thực hiện phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ. Với phương pháp này bác sĩ sẽ chỉ rạch da vùng lưng hoặc thắt lưng tạo một đường hầm nhỏ vào thận sau đó sẽ luồn ống nội soi và sử dụng máy Laser công suất lớn để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua đường hầm. Vết mổ rất nhỏ chỉ khoảng 5mm, bệnh nhân sẽ ít đau đớn sang chấn, ít chảy máu hơn, rút ngắn thời gian hồi phục bảo vệ tối đa chức năng thận và giảm thời gian nằm viện. 

“Thông thường với những tình trạng sỏi lớn như vậy thì sẽ chỉ định mổ mở tuy nhiên bệnh nhân đã có tiền sử 2 lần mổ mở nên sẽ khá là khó khăn, vì vậy phương pháp điều trị hợp lý nhất trong trong hợp này là tán sỏi qua da đường hầm nhỏ. Tuy nhiên với những sỏi lớn thì sẽ phải tán đến 2 – 3 lần và tôi cũng đã có giải thích với bệnh nhân.” – BS CKII Phạm Huy Huyên cho biết.

Quá trình loại bỏ sỏi thận của chú Lê Đình Thanh bắt đầu vào ngày 22/7 và lần tiếp theo là vào ngày 27/7. Điểm đặc biệt, trong cả 2 lần thực hiện, các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc chỉ tạo duy nhất 1 đường hầm thay vì 2 đường hầm như thông thường giúp hạn chế tối đa xâm lấn cho bệnh nhân.

Chú Thanh và 2 túi đựng hàng trăm vụn sỏi nhỏ được tán ra từ tảng sỏi thận 7cm.

Chia sẻ về quá trình điều trị sỏi thận, bác sĩ Huyên cho biết: ““Bình thường với sỏi lớn xâm lấn cả bể thận thông thường sẽ cần phải làm 2 đường hầm nhưng chúng tôi chọn giải pháp tạo 1 đường hầm vào đài giữa vào bể thận để tán được cả đài trên đài dưới. Yếu tố thuận lợi là thể trạng bệnh nhân tốt, độ tuổi trung bình không quá cao nên quá trình khá là thuận lợi.”

Dù tình trạng bệnh phức tạp tuy nhiên chỉ sau 2 lần thực hiện thì tảng sỏi đã được loại bỏ sạch hoàn toàn mà không cần tán lần thứ 3. Sức khỏe của chú Thanh phục hồi rất tốt, bảo toàn được các chức năng thận.

“Chia tay” tảng sỏi chú Thanh cho biết đã trút được nỗi lo luôn đè nặng tâm trí trong suốt thời gian qua: “Tôi cảm thấy vô cùng may mắn vì đã loại bỏ được mối nguy hiểm đe dọa sức khỏe trong thời gian dài. Cảm ơn bác sĩ Huyên và toàn bộ ê kíp mổ của Bệnh viện Thu Cúc rất nhiều.”

Xem video câu chuyện về hành trình thoát sỏi thận “khổng lồ” của bệnh nhân Thanh:


Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có thể kể đến như Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên (Phó Giám đốc – Trưởng khoa Ngoại của bệnh viện; Phó Chủ tịch Hội Thận Tiết niệu miền Bắc; Nguyên Trưởng khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Xanh Pôn) và trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ hàng đầu về điều trị sỏi thận – sỏi tiết niệu tại khu vực miền Bắc. Đặc biệt đột phá công nghệ trị sạch sỏi không cần phẫu thuật đã giúp hàng ngàn người bệnh thoát sỏi nhanh chóng, êm ái. Chính sách áp dụng bảo hiểm y tế và liên kết với các hãng bảo hiểm bảo lãnh cũng giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí, an tâm điều trị. Gọi 1900 5588 96 để tư vấn và đặt lịch tán sỏi.
 

The post Ngỡ phải cắt thận vì tảng sỏi “khổng lồ” to đến 7cm, nhiều nơi từ chối điều trị appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh