Cắt túi mật có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của rất nhiều người bệnh khi được chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Trong một số bệnh như viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật… bệnh nhân có thể sẽ phải cắt túi mật (bằng phẫu thuật mở bụng hoặc cắt bỏ qua nội soi).
Vậy cắt túi mật có nguy hiểm không?
Một vấn đề mà nhiều người bệnh thường thắc mắc trước khi phẫu thuật là cắt túi mật có nguy hiểm không. Họ cho rằng nếu túi mật bị cắt bỏ, cơ thể sẽ bị khiếm khuyết, ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Tuy nhiên theo các bác sĩ thì con người vẫn có thể sống mà không có túi mật. Ban đầu người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy…. tuy nhiên tình trạng này dần dần sẽ hồi phục bình thường.
Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật như rò rỉ mật, cục máu đông, nhiễm trùng, làm tổn thương các cơ quan lân cận (đường mật, gan và ruột non)… là rất hiếm gặp và có thể ngăn chặn qua thăm khám, hội chẩn kỹ càng với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
Cần chuẩn bị gì trước khi cắt túi mật?
Để chuẩn bị phẫu thuật cắt túi mật, người bệnh thường được yêu cầu:
- Không ăn uống bất cứ thứ gì trong ít nhất là 4 tiếng trước khi mổ.
- Tạm ngừng sử dụng một số loại thuốc nhất định, bao gồm cả thảo dược và chất bổ sung vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nên thông báo cho bác sĩ biết về tất cả những loại thuốc hiện đang sử dụng để biết chính xác.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè: sau mổ người bệnh cần nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Nên đề nghị sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè trong sinh hoạt hàng ngày nếu cần thiết.
Cắt túi mật được thực hiện như thế nào?
Có hai phương pháp phẫu thuật cắt túi mật được áp dụng phổ biến là mổ nội soi và mổ mở. Hiện nay phẫu thuật cắt túi mật nội soi được ưa chuộng hơn vì ít đau sau mổ, thời gian phục hồi nhanh, ra viện sớm và ít để lại sẹo.
Trong phẫu thuật người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Tiếp đến bác sĩ sẽ tạo một vài vết rạch rất nhỏ ở vùng bụng để chèn ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào bên trong. Dựa vào hình ảnh trên màn hình được truyền từ camera có gắn ở ống nội soi, bác sĩ bắt đầu tiến hành cắt túi mật và lấy mẫu bệnh phẩm ra bên ngoài. Cuối cùng là đóng vết mổ, di chuyển bệnh nhân trở về phòng hồi sức, cấp cứu để theo dõi thêm.
Lưu ý sau cắt túi mật
Sau phẫu thuật cắt túi mật, chế độ ăn uống và sinh hoạt không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp phải một số bất thường số lượng và chất lượng của dịch mật lên hệ thống tiêu hóa. Vì thế người đã cắt túi mật nên ăn uống những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế mỡ và những đồ ăn chiên rán; vừa ăn vừa thăm dò, nếu không thấy xuất hiện những khó chịu nào đáng kể thì có thể trở lại ăn uống bình thường. Chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao cũng vậy, có thể trở lại hoạt động bình thường khi sức khỏe sau phẫu thuật ổn định.
The post Cắt túi mật có nguy hiểm không? appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét