Chuyển đến nội dung chính

Dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối

Tìm hiểu dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối để có thể phát hiện sớm tổn thương và có biện pháp điều trị kịp thời là điều rất cần thiết. Sụn chêm là một trong những thành phần quan trọng của khớp và dễ bị tổn thương nhất. Rách sụn chêm đầu gối thường gặp trong tai nạn giao thông, chấn thương thể thao…

Các dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối

dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối

Nhận biết dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối để điều trị kịp thời là điều cần thiết.

Nói về dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối, nhiều người bệnh mô tả họ nghe thấy tiếng “nổ” khi sụn chêm rách. Tuy nhiên ở thời điểm này người bệnh vẫn có thể bước đi bình thường, cầu thủ bóng đá thậm chí vẫn chơi hết trận. Khoảng 2 – 3 ngày sau đó, gối dần dần sưng lên và mất cảm giác linh hoạt ở khớp gối.

Các dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối khác là: đau gối, sưng và hạn chế vận động gối, khớp gối bị kẹt, hoặc có tiếng lục cục trong khớp khi vận động; gối không thể gấp duỗi hết tầm.

Rách sụn chêm đầu gối có nguy hiểm không?

  • Vùng gối sẽ sưng to và mất cảm giác linh hoạt khớp gối, thậm chí mất mọi cảm giác ở phần gối, gối cử động rất khó khăn hoặc không thể cử động.
  • Đau gối dữ dội.
  • Khớp gối bị kẹt, hoặc có tiếng lục cục trong khớp khi cử động
  • Khớp gối sẽ bị giảm mạnh hoặc mất khả năng hấp thụ lực và giảm xóc cho toàn bộ cơ thể, trong khi khớp gối chịu 5-6 lần trọng lượng cơ thể khi bước đi.

Chẩn đoán rách sụn chêm

Các dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối là cơ sở để hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên để có kết luận chính xác về tổn thương và dạng tổn thương sụn chêm, người bệnh cần nội soi khớp gối, chụp MRI (chụp cộng hưởng từ).

dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính của rách sụn chêm đầu gối.

Rách sụn chêm đầu gối được điều trị như thế nào?

Điều trị rách sụn chêm còn tùy thuộc vào hình thái, vị trí và kích thước của tổn thương cũng như tuổi tác và mức độ hoạt động của bệnh nhân.

Khi phát hiện có dấu hiệu rách sụn chêm, người bệnh nên nhanh chóng tới bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.

  • Điều trị bảo tồn: chườm đá, băng cố định bằng chun, nghỉ ngơi hạn chế vận động. Để hạn chế các triệu chứng khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm giúp giảm phù nề đầu gối.
  • Phẫu thuật: bao gồm hai loại là cắt toàn bộ sụn chêm, cắt một phần sụn chêm và khâu sụn chêm. Sau mổ, người bệnh cần dành thời gian để tập luyện phục hồi chức năng khớp gối theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật rách sụn chêm đầu gối với bác sĩ giỏi qua Đặt lịch bác sĩ

Đặt lịch bác sĩ tập hợp đội ngũ bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp, sẵn sàng phẫu thuật cho bất cứ ai có nhu cầu. Chỉ cần gọi hotline 0903 231 060 hoặc điền vào form đăng ký trong website, bạn sẽ được giải đáp mọi thắc mắc và đặt lịch phẫu thuật nhanh chóng!

The post Dấu hiệu rách sụn chêm đầu gối appeared first on Đặt lịch bác sĩ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...