Nứt kẽ hậu môn là bệnh hậu môn trực tràng gây nên nhiều khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người ma fbasc sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chữa bệnh khác nhau. Vậy những phương pháp này là gì? Bài viết “Nứt kẽ hậu môn và cách điều trị” sẽ cho bạn đọc lời giải đáp.
Nứt kẽ hậu môn và cách điều trị
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng tổn thương, rách niêm mạc ở hậu môn gây đau và chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng ngay cả trẻ nhỏ. Hiện nay, nứt kẽ hậu môn được điều trị chủ yếu bằng các phương pháp như:
- Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc nhuận tràng để chống táo bón, thuốc mỡ bôi tại vị trí tổn thương, tiêm độc tố bontulium kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước.
- Phẫu thuật tạo đường cắt trên cơ vòng hậu môn giúp nó không bị co thắt để vết nứt dễ dàng liền lại. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật giỏi, tại các cơ sở y tế uy tín để mang đến hiệu quả điều trị. Nếu bạn còn đang băn khoăn về việc lựa chọn bác sĩ phẫu thuật nứt kẽ hậu môn hay các phẫu thuật khác, có thể liên hệ đến hotline 0903 231 060 của đặt lịch bác sĩ để được tư vấn về các bác sĩ giỏi và liên hệ bác sĩ phẫu thuật giúp ca mổ diễn ra chính xác và an toàn.
Điều trị nứt kẽ hậu môn cần kết hợp với phòng tránh bệnh tái phát để mang đến hiệu quả lâu dài. Do vậy, cần nhận biến nguyên nhân gây nên nứt kẽ hậu môn.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
- Táo bón: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn. Chính tình trạng táo bón khiến người bệnh phải rặn mạnh khiến thành hậu môn gia tăng áp lực và hình thành vết nứt.
- Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm khuẩn ở vùng hậu môn cũng gây tổn thương ở vùng hậu môn và khiến niêm mạc hậu môn bị nứt.
- Thói quen đại tiện: Ngồi đại tiện quá lâu do thói quen sử dụng điện thoại, đọc báo khi đang đi vệ sinh cũng khiến máu bị dồn ứ ở trực tràng và gây bệnh.
- Nguyên nhân khác: Một số bệnh lý ở hậu môn trực tràng hay bị chấn thương ở vùng hậu môn cũng có thế khiến người bệnh bị nứt kẽ hậu môn.
Phòng tránh bệnh như thế nào?
- Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều rau xanh và chất xơ để hạn chế táo bón
- Thay đổi thói quen đại tiện, không rặn mạnh hay ngồi quá lâu
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu
- Điều trị ngay các vấn đề ở hậu môn để hạn chế biến chứng bệnh.
Với những thông tin trên đây, nếu còn thắc mắc nào về nứt kẽ hậu môn và cách điều trị có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế.
The post Nứt kẽ hậu môn và cách điều trị appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét