Người bệnh thường thắc mắc nứt kẽ hậu môn có tự lành không. Điều này xuất phát từ tâm lý xấu hổ, e ngại việc khám – điều trị và mong muốn bệnh có thể tự khỏi hoặc tự chữa tại nhà mà không cần phải tới bệnh viện. Nứt kẽ hậu môn có biểu hiện tại là tại niêm mạc hoặc các nếp gấp hậu môn xuất hiện các đường nứt dài 0.5 – 1 cm, khiến người bệnh đau đớn và khó chịu.
Vậy nứt kẽ hậu môn có tự lành không?
Với câu hỏi nứt kẽ hậu môn có tự lành không, theo các bác sĩ tỷ lệ bệnh tự khỏi mà không cần điều trị là rất thấp.Vì hậu môn là nơi dễ dàng tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nhất nên vết thương ở hậu môn khó lành một cách tự nhiên mà sẽ bị tấn công bởi vi khuẩn gây nên viêm nhiễm.
Nứt kẽ hậu môn bị nhiễm trùng từ phân và gây nên ổ áp – xe giữa hai cơ thắt hay áp – xe xung quanh hậu môn. Biến chứng nguy hiểm nhất là gây ra rò hậu môn, một bệnh lý khó điều trị bằng nội khoa và hay tái phát.
Vì thế người bệnh đừng chủ quan rằng nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nên thăm khám và điều trị sớm thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, không phải chịu nhiều đau đớn và ít tốn kém.
Điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Tốt nhất người bệnh nên thăm khám và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa.
Sau đây là thông tin về những cách điều trị nứt kẽ hậu môn phổ biến.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Táo bón là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước để nhuận tràng, chống táo bón, giảm bớt áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng.
- Ngâm rửa hậu môn với nước ấm hàng ngày trước khi đi ngủ để giảm đau.
- Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh bằng nước sạch hoặc giấy mềm.
Phương pháp này chỉ mang có tác dụng giảm bớt các triệu chứng khó chịu tạm thời chứ không điều trị dứt điểm bệnh.
Điều trị nội khoa
Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm:
- Thuốc chống táo bón, có tác dụng làm giảm tình trạng nứt kẽ hậu môn.
- Thuốc bôi ngoài da (hậu môn) giúp giảm đau, nhanh liền các vết nứt.
- Thuốc kháng sinh: một số thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm, sưng đau, , tràn dịch Cefadroxil, Cefarzolin, Cephalexin…
Tương tự như phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt, thuốc cũng chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng, giúp người bệnh bớt khó chịu hơn chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn được áp dụng khi những điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị nội khoa không hiệu quả.
Mục tiêu của phẫu thuật là tạo ra một đường cắt trên cơ vòng hậu môn, làm cho nó không bị co thắt nữa, từ đó có thời gian để vết nứt được lành.
So với các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật giúp xử lý triệt để nứt kẽ hậu môn, giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tái phát.
The post Nứt kẽ hậu môn có tự lành không? appeared first on Đặt lịch bác sĩ.
Nhận xét
Đăng nhận xét