Thế nào là sỏi bùn túi mật?
Bùn túi mật là tiền thân của sỏi mật, bao gồm hỗn hợp cholesterol và muối calcium bilirubinat… kết tủa từ các thành phần có trong dịch mật. Đa số người bệnh không biết mình có bùn trong túi mật bởi chúng xuất hiện một cách lặng lẽ, cho đến khi được phát hiện qua thăm khám tình cờ. Có tới 90% các trường hợp nhiễm khuẩn túi mật cấp là do sỏi bùn gây ra.
Sỏi bùn túi mật gây ra những bất ổn gì?
Bùn túi mật thường không gây triệu chứng, chỉ ở một số thời điểm người bệnh có thể thấy các dấu hiệu khác như bụng đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn, buồn nôn thoảng qua nhưng thường không chú ý. Chỉ tới khi bùn mật gây viêm túi mật, đường mật cấp thì các triệu chứng cấp tính mới xuất hiện.
Các triệu chứng cấp tính của sỏi bùn túi mật bao gồm: đầy bụng, chán ăn, buồn nôn. Đây cũng là những vấn đề bất ổn mà sỏi bùn gây ra cho bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống của họ.
Tìm hiểu các tác nhân gây ra sỏi bùn túi mật
Có một số yếu tố thuận lợi dẫn đến sự hình thành sỏi bùn túi mật như:
-Hội chứng rối loạn chuyển hóa mỡ tại gan
-Chế độ ăn giàu chất béo
-Do mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hạ mỡ máu …
Ngoài ra còn có những yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện bùn túi mật bao gồm:
– Bệnh tiểu đường
– Mang thai
– Đang ốm, bệnh
– Thừa cân, béo phì
– Giảm cân quá nhanh
– Từng ghép tạng
– Uống thuốc điều trị một số bệnh như: ceftriaxone (kháng sinh) hoặc octreotide (điều trị ung thư)
Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?
Bùn túi mật có thể gây ra các biến chứng trong viêm túi mật cấp, gây tình trạng viêm mủ và áp-xe đường mật, ứ nước túi mật, hoại tử và làm thủng túi mật… Có khoảng 25 – 30% trường hợp phải phẫu thuật để loại bỏ túi mật, số còn lại nếu được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực, các triệu chứng viêm thuyên giảm sau 1 – 4 ngày, nhưng người bệnh vẫn phải đối mặt với tình trạng viêm tái diễn thường xuyên sau đó.
Bùn túi mật khó điều trị dứt điểm bởi yếu tố cơ địa. Vì thế, những giải pháp giúp hỗ trợ điều trị để ngăn ngừa biến chứng, phòng ngừa tái phát sỏi luôn thu hút được sự quan tâm của mọi người.
Sỏi bùn túi mật được chẩn đoán bằng cách nào?
-Xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, Chức năng gan thận, các thành phần Lipid máu ( Trigliceride, Cholesteron,..), Đông máu cơ bản,…
-Siêu âm ổ bụng: Hình ảnh sỏi mật như đã mô tả trên, phát hiện thêm có hay không kèm theo sỏi đường mật; các bệnh lý khác trong ổ bụng…
-Nội soi dạ dày: Chẩn đoán phân biệt đau do loét dạ dày hay do sỏi túi mật,..
Phương pháp loại bỏ bệnh sỏi bùn túi mật
Đối với sỏi nhỏ dưới 1cm, túi mật còn phản xạ co bóp sau ăn, sỏi không có biến chứng bằng các thuốc tán sỏi mật, cần uống nhiều nước, sử dụng các thực phẩm – đồ uống lợi mật, tăng lưu thông dịch mật,…
Theo dõi định kỳ từ 3 – 6 – 12 tháng. Nếu không hiệu quả, hoặc sỏi lại gây biến chứng
Đối với tình trạng sỏi gây viêm túi mật: Sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường mật, chờ mổ,…
Điều trị ngoại khoa:
Phẫu thuật: bao gồm mổ mở và mổ nội soi. Trong đó, mổ nội soi có nhiều ưu thế. Còn mổ mở chỉ sử dụng khi sỏi gây viêm túi mật hoại tử, không thể tiến hành mổ nội soi, hoặc người bệnh có chống chỉ định mổ nội soi.
The post Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét