U nang buồng trứng là căn bệnh phụ khoa không còn xa lạ với chị em phụ nữ, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản. Với mỗi loại u nang buồng trứng bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau để loại bỏ bệnh hoàn toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh. Vậy trên thực tế u nang buồng trứng có mấy loại? Phương pháp điều trị u nang buồng trứng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết này!
U nang buồng trứng có mấy loại
Có 2 cách phân loại u nang buồng chứng
- Dựa vào đặc điểm của khối u
- Dựa vào tính chất khối u
Nếu dựa vào đặc điểm của khối u thì u nang buồng trứng chia ra làm 2 loại và mỗi loại lại có những dạng khác nhau, bao gồm:
U nang cơ năng
U nang cơ năng được hình thành bởi các nang noãn, nguyên nhân bởi những rối loạn nội tiết tố, rối loạn sinh lý trong khi phát triển.
U nang cơ nang gồm các loại như:
- Nang hoàng thể: Trong nang noãn, các tế bào hạt sẽ tiết ra progesteron (sau khi phóng noãn – rụng trứng) và tạo thành nang hoàng thể. Vào ngày thứ 21 đến 23 của vòng kinh nang hoàng thể sẽ phát triển đến mức cực đại rồi teo dần và thoái hóa thành màu vàng (đó là lý do nó được gọi là thể vàng). Có những trường hợp hoàng thể sẽ không tẹo đi mà sẽ phát triển thành một nang mỏng và chứa dịch bên trong.
- Nang bọc noãn: Là loại nang noãn trưởng thành nhưng không phóng noãn được.
- Nang hoàng tuyến: Đây là loại u nang ít gặp và chỉ thường xuất hiện khi chửa trứng. Khi các nang bọc noãn có yếu tố kích thích đến quá mức và không xảy ra hiện tượng phóng noãn, khi đó được gọi là hoàng thể hóa.
Một số lưu ý đối với u nang cơ năng:
- Là dạng u nang lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng như: vỡ nang, xoắn nang,…
- U nang cơ năng có vỏ mỏng nên khi có tác động mạnh sẽ dẫn đến vỡ nang.
- Trường hợp vỏ nang có mạch máu và bị tổn thương sẽ dễ gây chảy máu (giống như chửa ngoài tử cung), khi đó người bệnh sẽ thấy biểu hiện là đau bụng tùy theo mức độ chảy máu.
U nang thực thể
U nang thực thể hình thành từ những tổn thương nhu mô bên trong buồng trứng và nó sẽ phát triển kéo dài trong nhiều năm. U nang buồng trứng thực thể bao gồm 3 loại như sau:
- U nang nhầy: Là loại u nang thường gặp và kích thước khác nhau. Nó có vỏ dày, có màu trắng hoặc ngà, cấu trúc tương tự như da, bên trong nang có chứa dịch nhầy cùng vách ngăn để chia khối u thành những thùy nhỏ. U nang nhầy có tỷ lệ ung thư hóa rất thấp nhưng nếu khối u này bị vỡ hoặc các tế bào của khối u xâm nhập vào ổ bụng thì các chất nhầy gây bệnh sẽ tiết ra dẫn đến tình trạng nhầy dính phúc mạc.
- U nang nước: Là dạng u có cuống dài, vỏ mỏng, bên trong có chứa nước, chứa dịch hoặc có nhiều thùy, bên ngoài trơn nhẵn và có khả năng di động. Tính chất của loại u nang nước là dễ vỡ. U nang nước nhú có tỷ lệ ung thư hóa cao, nguy cơ ung thư hóa tỷ lệ thuận với số lượng nhú.
- U nang bì: Có thể mắc phải ở mọi đối tượng, từ trẻ em cho đến người già. Đây là loại u nang thường xuất hiện ở 1 bên buồng trứng nhưng cũng có thể là cả hai bên. Đặc điểm nổi bật đó là vỏ dày, trơn và có những sợi cơ lẫn vào, đường kính của khối u khoảng dưới 10cm, chúng thường nặng nên dễ dẫn đến u xoắn.
Những lưu ý đối với u nang thực thể:
- Thường phát triển âm thầm, biểu hiện không rõ nên người bệnh khó phát hiện bệnh sớm.
- Nếu để lâu u nang sẽ dẫn đến biến chứng là xoắn cuống nang (với những u có cuống dài, dễ di động), đặc biệt là u nang bì.
- Trong trường hợp không phát hiện và xử trí kịp thời thì khối u sẽ bị vỡ (xảy ra do xoắn cuống nang, không được cấp cứu) và hoại tử, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- U nang thực thể có thể phát triển và chuyển thành ung thư nếu không điều trị dứt điểm.
Nếu dựa vào tính chất khối u thì có thể chia u nang buồng trứng ra thành 2 loại:
- U nang buồng trứng lành tính: Là loại u nang xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trong tuổi sinh sản, kích thước nhỏ khoảng 3-8cm (ít trường hợp u nang to). U nang lành tính có chưa dịch mềm và bề mặt trơn, chúng dễ di động và thường chỉ xuất hiện ở một bên buồng trứng. U nang buồng trứng thường gây đau khi khám phụ khoa
- U nang buồng trứng ác tính: Xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau (từ nhỏ tuổi cho đến người già), kích thước khối u khá to và thường cố định ở một chỗ (sau tử cung ở một hoặc hai bên). U nang này có đặc tính là ở thể đặc và vỏ bị sần sùi và không bị đau khi khám phụ khoa.
Phương pháp điều trị u nang buồng trứng
Muốn điều trị dứt điểm bệnh u nang buồng trứng thì bạn cần nắm được chính xác mình đang mắc loại u nào, nó ở dạng lành tính hay ác tính thì cần đến viện để làm xét nghiệm cũng như lắng nghe chẩn đoán của bác sĩ để có những kết luận chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
- Đối với những khối u nang cơ năng thì bạn nên theo dõi trong khoảng 2-3 tháng, thông thường nó sẽ tự mất đi, nhưng nếu khối u vẫn tồn tại thì người bệnh cần được chỉ định mổ để tránh biến chứng sau này. Đối với u nang hoàng tuyến thì bệnh nhân cần điều trị chính chửa trứng hay u nguyên bào nuôi.
- Riêng với u nang thực thể thì phương pháp điều trị chính là phẫu thuật để cắt bỏ khối u nang để bảo vệ sức khỏe của người bệnh.
Trên đây là những thông tin về các dạng u nang buồng trứng và mức độ nguy hiểm của chúng để bạn có giải pháp bảo vệ sức khỏe của chính mình. Các bác sĩ tại Đặt lịch bác sĩ khuyên bạn nên đi khám sức khỏe phụ khoa 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Đối với những loại u nang không thể tự mất đi thì cần phẫu thuật và loại bỏ khối u. Gọi ngay 0985.096.655 để tư vấn và đặt lịch phẫu thuật.
The post U nang buồng trứng có mấy loại? appeared first on Đặt lịch bác sĩ Online.
Nhận xét
Đăng nhận xét