Chuyển đến nội dung chính

Trị bệnh trĩ ngoại bằng cách nào tốt?

Trong các dạng bệnh trĩ, trĩ ngoại có biểu hiện điển hình là các búi trĩ bị phồng to, xơ cứng và lòi ra ngoài. Cũng chính vì có đặc điểm này mà trĩ ngoại gây ra rất nhiều khó chịu, cản trở sinh hoạt của người mắc phải. Vì vậy, nhu cầu chữa trị bệnh trĩ ngoại luôn cao.
Nhiều người rất muốn biết trị bệnh trĩ ngoại bằng cách nào tốt?

Nhiều người rất muốn biết trị bệnh trĩ ngoại bằng cách nào tốt?

Khi nào cần chữa trị bệnh trĩ ngoại?

Bệnh trĩ ngoại xảy ra khi người bệnh phát hiện ở hậu môn có  Bệnh trĩ ngoại không chỉ ảnh hưởng tới tâm sinh lý của người bệnh mà còn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc chữa bệnh trĩ ngoại là điều rất cần thiết, điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng của bệnh.

Khi những triệu chứng của bệnh trĩ ngoại dưới đây xuất hiện, người bệnh cần đi khám và chữa trị sớm:

– Đau rát quanh hậu môn: Người mắc bệnh trĩ ngoại thường có cảm giác đau đớn rõ rệt ở hậu môn, đặc biệt khi đại tiện hoặc vận động mạnh búi trĩ sẽ trồi ra ngoài gây đau đớn bất thường. Khi bị viêm nhiễm nặng bề mặt da hậu môn sẽ bị lỡ loét, có mủ và xuất hiện rò hậu môn.

– Chảy máu: Là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ, người bệnh chỉ phát hiện khi thấy máu dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân khi đại tiện. Thời gian đầu lượng máu chảy rất ít, về sau chảy càng nhiều có thể thành tia hoặc từng giọt.

– Sa búi trĩ: Sau mỗi lần đại tiện người bệnh sẽ thấy một khối thịt nhỏ trồi ra ngoài hậu môn và có thể tự tụt vào khi đại tiện xong. Về sau, khối thịt này càng lớn và không tự tụt vào mà phải dùng tay để nhét vào.

– Hậu môn sưng to và xung huyết: Người bệnh cảm thấy ngứa và ẩm ướt ở hậu môn, sau khi đại tiện hoặc sau hoạt động mạnh tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Khi quan sát kỹ sẽ thấy những nếp gấp ở viền hậu môn bị xung huyết, sưng to.

Trĩ ngoại là bệnh lý hậu môn trực tràng rất nguy hiểm, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Trĩ ngoại là bệnh lý hậu môn trực tràng rất nguy hiểm, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng nếu không trị bệnh trĩ ngoại kịp thời?

Trĩ ngoại là bệnh lý hậu môn trực tràng rất nguy hiểm, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

-Ảnh hưởng xấu, trực tiếp đến công việc, cuộc sống, chuyện sinh hoạt vợ chồng.

-Tác động tiêu cực và làm giảm khả năng sinh sản.

-Nhiễm trùng máu

-Ung thư hậu môn

-Có thể đe dọa đến tính mạng

Một phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả thường được áp dụng phổ biến là phương pháp cắt trĩ Longo.

Một phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả thường được áp dụng phổ biến là phương pháp cắt trĩ Longo.

Phương pháp trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa trị bệnh trĩ ngoại như điều trị nội khoa ( sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt ở hậu môn, …), các thủ thuật như thắt vòng búi trĩ, tiêm xơ búi trĩ, đốt trĩ bằng laser…, hay điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật cắt trĩ).  Trong đó, một phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả thường được áp dụng phổ biến là phương pháp cắt trĩ Longo. Phương pháp Longo sử dụng một dụng cụ khâu tự động cắt khoanh một đoạn niêm mạc và hạ niêm mạc của trực tràng (phía trên đường răng lược), nhằm cắt đứt đường cấp máu tới các búi trĩ. Đồng thời, phần niêm mạc hậu môn đang bị sa sẽ được khâu treo lên cao. Các búi trĩ do không được cấp máu sẽ teo dần đi. Đây là kỹ thuật hiện đại, mang lại hiệu quả tốt với nhiều ưu điểm như:

– An toàn: Bảo vệ tối đa chức năng bình thường của hậu môn, tránh những biến chứng nguy hiểm như hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ.

– Ít gây đau: Đưa các búi trĩ ở ngoài hậu môn trở về vị trĩ cũ, tránh làm tổn thương đến vùng da xung quanh hậu môn, sau khi làm phẫu thuật bệnh nhân rất ít có cảm giác đau đớn.

– Tổn thương ít, phục hồi sớm: Nhờ không có vết thương hở nên việc chăm sóc sau mổ đơn giản hơn nhiều. Người bệnh chảy máu ít, sớm phục hồi và trở lại với cuộc sống bình thường.

– Phương pháp này áp dụng được với nhiều trường hợp bị bệnh trĩ như: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ vòng, bệnh trĩ ở người vốn mắc tiểu đường hay một số bệnh lý khác.

– Hạn chế tái phát: Cắt trĩ bằng phương pháp Longo được thực hiện ở vùng nằm phía trên đường lược hậu môn nên bệnh nhân không bị đau và không bị biến chứng hẹp hậu môn.

Các biện pháp hỗ trợ trị bệnh trĩ ngoại

Trong quá trình điều trị cũng như sau này, người bệnh cần chú ý thực hiện các điều sau:

– Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa chất xơ như khoai lang, bí ngô, củ từ, … kết hợp với những loại hoa quả tươi.

– Không sử dụng chất kích thích khi đang điều trị bệnh, tránh ăn quá no, không ăn thực phẩm cay nóng hoặc đồ ăn chua khi đang đói.

– Có chế độ tập luyện thể dục thể thao điều đặn và không nên mang vác nặng, đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.

– Vệ sinh sạch sẽ hậu môn, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc đồ ẩm, là phải đi vệ sinh đúng cách, không nên ngồi quá lâu khi đại tiện.

The post Trị bệnh trĩ ngoại bằng cách nào tốt? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh