Chuyển đến nội dung chính

Mổ cắt tuyến giáp và những điều cần biết

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở phía trước cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng các hormone tham gia vào quá trình trao đổi chất và nhiều hoạt động khác của cơ thể. Trong các trường hợp tuyến giáp có các bất thường như bướu giáp, cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Việc chỉ định loại phẫu thuật nào (một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp) phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng tuyến giáp.

Khi nào phải mổ cắt tuyến giáp?

mổ cắt tuyến giáp và những điều cần biết

Mổ cắt tuyến giáp là loại phẫu thuật khá phổ biến, được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về tuyến giáp như bướu giáp, ung thư tuyến giáp…

Phẫu thuật cắt tuyến giáp thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bướu giáp đơn thuần đơn nhân hoặc đa nhân điều trị nội khoa không hiệu quả
  • Bướu có biến chứng gây chèn ép gây khó thở, ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói năng.
  • Bướu phát triển nhanh, xuất huyết trong lòng bướu
  • Bướu thể nhân nhu mô vì có thể gây ung thư hóa
  • Bệnh nhân lớn tuổi có khản tiếng chưa loại trừ ung thư
  • Ung thư tuyến giáp

Khi đã thăm khám kỹ càng và có chỉ định từ bác sĩ, người bệnh nên tuân thủ. Càng điều trị sớm thì càng đơn giản, nhẹ nhàng, tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Các phương pháp mổ cắt tuyến giáp

Có rất nhiều phương pháp cắt u tuyến giáp, cụ thể như:

  • Cắt nhân tuyến giáp
  • Cắt eo tuyến giáp
  • Cắt gần toàn bộ một thùy giáp
  • Cắt toàn bộ một thùy giáp
  • Cắt gần toàn bộ 2 thùy giáp
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp
  • Vét hạch cổ chức năng, toàn bộ

Trường hợp bệnh nhân phải cắt toàn bộ tuyến giáp là rất phổ biến trong phẫu thuật tuyến giáp. Đây là biện pháp cuối cùng trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát.

Với những người bệnh mắc ung thư tuyến giáp, bác sĩ cũng sẽ loại bỏ luôn các hạch bạch huyết ở cổ và xét nghiệm để xác định xem ung thư đã di căn hay chưa. Nếu tế bào ung thư đã lây lan đến các hạch bạch huyết, bác sĩ có thể sẽ sử dụng phóng xạ iod tiêu diệt tế bào ung thư lận cận vùng tuyến giáp.

Mổ tuyến giáp được thực hiện như thế nào?

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm như công thức máu, đông máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, chụp X quang, điện tâm đồ…và khám mê để xác nhận có đủ điều kiện để mổ hay không.

Phẫu thuật cắt tuyến giáp được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Với sự hỗ trợ của thuốc gây mê, người bệnh sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu, tạm thời mất nhận thức. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật, bắt đầu bằng cách tạo một vết rạch trùng ở vùng cổ để tiếp cận tuyến giáp và cẩn thận loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Bởi vì tuyến giáp là nhỏ và được bao quanh bởi các dây thần kinh và tuyến nên thời gian mổ có thể mất 2 tiếng hoặc hơn.

Sau khi ca mổ hoàn thành, bệnh nhân sẽ được chuyển về phòng hồi sức và theo dõi cho đến khi ổn định hoàn toàn. Tiếp tục theo dõi và chăm sóc tại bệnh viện từ 24 – 48 giờ người bệnh có thể xuất viện.

Lưu ý về vấn đề chăm sóc sau mổ cắt tuyến giáp

Người bệnh có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường sau khi đã xuất viện về nhà. Tuy nhiên nên chờ ít nhất 10 ngày (hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép) mới được tham gia các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực như chơi các môn thể thao cường độ mạnh…

Sau mổ, cổ họng của người bệnh sẽ hơi đau trong vài ngày. Để giảm đau nhức, có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen.

Ngoài ra còn có một nguy cơ khác về sức khỏe mà bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp có thể gặp phải là suy giáp. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ sẽ kê toa một số loại levothyroxine để làm tăng nồng độ hormone cơ thể. Để có được liều lượng phù hợp, người bệnh cần làm xét nghiệm máu và trải qua một số điều chỉnh theo tư vấn của bác sĩ.

Rủi ro sau mổ cắt tuyến giáp

Tương tự như bất cứ loại phẫu thuật nào, phẫu thuật cắt tuyến giáp cũng tiềm ẩn các rủi ro chung về phản ứng với thuốc gây mê, chảy máu nặng, nhiễm trùng.

Các rủi ro đặc hiệu của phẫu thuật cắt tuyến giáp rất hiếm gặp. Tuy nhiên hai rủi ro phổ biến nhất là: tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược và tổn thương các tuyến cận giáp.

Để đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro này, người bệnh nên lựa chọn điều trị tại các bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại và chế độ chăm sóc sau mổ tốt.

mổ cắt tuyến giáp và những điều cần biết

Sau khi cắt tuyến giáp, người bệnh nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo xay, súp nguội, canh, sữa mát…

Mổ cắt tuyến giáp không sẹo tại Bệnh viện Thu Cúc

Khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ nổi tiếng về phẫu thuật cắt tuyến giáp không sẹo. Bằng trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ thuật khâu vết mổ thẩm mỹ, người bệnh khi mổ cắt tuyến giáp tại đây không phải lo lắng về vấn đề sẹo xấu. Vết mổ sẽ trùng với nếp gấp cổ, rất khó để phát hiện.

The post Mổ cắt tuyến giáp và những điều cần biết appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...