Chuyển đến nội dung chính

Xương quai xanh là gì?

Xương quai xanh là bộ phận được liệt vào danh sách các tiêu chuẩn làm nên sức hút và sự quyến rũ của phụ nữ. Được sở hữu xương quai xanh đẹp là ước mơ của nhiều phụ nữ. Nhưng ở phương diện giải phẩu học, xương quai xanh là bộ phận nằm dài trên bả vai và có chức năng riêng biệt. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xương quai xanh là gì nhé

XƯƠNG QUAI XANH LÀ GÌ?

Xương quai xanh hay còn gọi là xương đòn nằm sát dưới da ở vùng vai, thường thấy rõ xương nhô lên.

Nhiều người cảm thấy bị đau xương quai xanh mà không rõ nguyên nhân.

Xương quai xanh là gì là thắc mắc của nhiều người?

Xương quai xanh  có hình dạng giống hình chữ S, mảnh và dẹt tạo thành một khu vực lõm đối xứng làm lộ rõ bờ vai. Dùng mắt quan sát có thể nhìn thấy dễ dàng phần xương quai xanh nhô ra phía trước . Xương quai xanh là khớp nối giữa xương bả vai và xương ức   Xương quai xanh có vai trò như chiếc đòn gánh nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cánh tay.

XƯƠNG QUAI XANH Ở ĐÂU?

Xương nó nằm ngang đối xứng ở vị trí gần bả vai trước . Theo y học thì xương quai xanh khớp với xương ức và xương bả qua một lớp khớp đệm đòn để nối vai với ức để cần bằng và điều khiển các hoạt động của tay. Nên, xương quai xanh giống như một chiếc móc treo, giá treo chịu lực gánh toàn bộ trọng lượng của cánh tay. Chính vì vậy mà bộ phận này rất dễ bị tổn thương do các tác động mạnh như va đập làm gãy dẫn tới tổn thương tê liệt vùng cánh tay. Khi bị gãy hoặc tổn thương thì cách duy nhất là can thiệp bằng phẩu thuật để cân bằng và định hình lại xương.

GÃY XƯƠNG QUAI XANH CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

Gãy xương quai xanh chủ yếu là do va đập từ vận động, mang vác nặng hoặc tại nạn. Thường thì gãy xương quai xanh có 2 trường hợp là: làm biếm dạng do bị lệch, trật khớp, hai là dập nát, gãy xương quai xanh. Các trường hợp trên đều nguy hiểm, nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời thì dẫn đến các nhiễm trùng và gây biến dạng cho xương. Vậy gãy xương có những triệu chứng gì?

xương quai xanh có tác dụng gì

Cảm giác đau nhức âm ỉ vùng khớp nối xương ức, xương đòn là triệu chứng dễ nhận biết nhất

  • Có cảm giác đau nhức âm ỉ vùng khớp nối xương ức, xương đòn. Cũng có thể thấy đau ở sâu bên trong vùng xương quai xanh, đau lan lên vùng cổ hoặc dọc theo xương quai xanh ra phía ngoài vai.
  • Khu vực xương gãy có dấu hiệu bị sưng, bầm tím.
  • Sờ thấy xương gãy gồ lên dưới da, ấn thấy đau nhói. Nghe có tiếng lạo xạo ở vùng xương gãy.

Nếu gãy xương hở, đầu xương gãy sẽ chọc qua da. Do xương quai xanh nằm sát dưới da, nên cần hết sức chú ý phát hiện có bị gãy xương hở hay không.

  • Người bệnh có thể bị biến dạng xương và mất khả năng nâng cánh tay lên.
  • Vai bất động, rủ xuống không thể cử động.
  • Lộ rõ xương quai xanh, một số trường hợp thấy rõ vết gãy.
  • Hình dạng xương quai xanh hai bên vai không giống nhau.
  • Sưng tấy hoặc đau vùng xương quai xanh.

Điều trị gãy xương quai xanh

Khác với các xương khác như xương sườn và các xương khác trên cơ thể, khả năng tự lạnh của xương quai xanh rất lâu, chưa kể những biến chứng và di chứng để lại. Trong quá trình điều trị thì hầu như cánh tay không thể hoạt động như ý muốn.

Các phương pháp điều trị gãy xương quai xanh bao gồm phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Chọn lựa phương pháp nào sẽ do bác sĩ chẩn đoán và căn cứ vào từng mức độ chấn thương.

Với những trường hợp xương quai xanh ít lệch so với vị trí ban đầu dưới 15mm có thể treo cánh tay từ 2-6 tuần. Thời gian sau đó chỉ nên vận động nhẹ nhàng cho tới khi có chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật nối xương quai xanh

Trường hợp nặng hơn, buộc phải tiến hành phẫu thuật để tránh ảnh hưởng tới cánh tay và hệ hô hấp. Tuy nhiên đây cũng là một dạng phẫu thuật đơn giản (trừ những trường hợp dập nát hoàn toàn) nên các bác sĩ có chuyên môn sẽ tiến hành lắp ghép nhanh chóng. Người bệnh phải điều trị trong thời gian rất lâu và tập các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi lại chức năng của bộ phận cánh tay

– Các biện pháp không phẫu thuật:

Với những trường hợp xương quai xanh ít lệch so với vị trí ban đầu dưới 15mm có thể treo cánh tay từ 2-6 tuần. Trong trường hợp xương quai xanh bị gãy không di lệch. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể áp dụng các cách điều trị phù hợp như: cho người bệnh đeo đai xương đòn chuyên dụng. Hoặc cho dùng thuốc giảm đau kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu. Người bệnh cần lưu ý tuân thủ đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, phối hợp tốt với bác sĩ để có hiệu quả điều trị cao nhất.

 – Phẫu thuật điều trị gãy xương quai xanh:

Thường được chỉ định khi xương đòn bị gãy có di lệch, đặc biệt là di lệch lớn. Các bác sĩ sẽ sử dụng nẹp vít hoặc đinh để khắc phục và cố định chỗ xương gãy. Phương pháp ngoại khoa này giúp nắn chỉnh xương gãy ngay ngắn và cố định xương gãy ở vị trí tốt nhất trong khi chờ xương lành.

Chăm sóc trong giai đoạn phục hồi

Để có sự chăm sóc tốt nhất, người bị gãy xương quai xanh cần tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ. Qua đó, người bệnh được kiểm tra thường xuyên, biết được mức độ hồi phục. Cũng như phát hiện được các dấu hiệu bất thường nếu có, và xử trí kịp thời, đúng cách.

Về vận động: người bệnh không được vận động quá sớm, khi mới vận động bình thường trở lại cũng tránh hoạt động mạnh. Điều đó có thể khiến nẹp bị gãy hoặc xương bị di lệch, có thể phải phẫu thuật lại, rất hại cho sức khỏe. Tập luyện phục hồi chức năng vận động theo hướng dẫn của bác sĩ. Bắt đầu với các vận động nhẹ nhàng và tăng dần mức độ lên.

Về chế độ ăn, nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng, các thực phẩm phù hợp theo tư vấn của bác sĩ.

XƯƠNG QUAI XANH THẾ NÀO LÀ ĐẸP

Một trong các tiêu chí đánh giá vẽ đẹp của phụ nữ hiện nay chính là xương quai xanh. Vậy thế nào là xương quai xanh đẹp, hấp dẫn, quyến rủ? Đó chính là những chiếc xương mảnh mai và có độ cong, nhô cao, cân đối thì hấp dẫn, nhìn sẽ sexy , thu hút mọi ánh nhìn từ phái mạnh. Chính vì thế mà hiện nay nhiều người, nhất là giới showbit,can thiệt vào phẫu thuật để có xương quai xanh đẹp, ưa nhìn.

Các bài tập để có xương quai xanh đẹp, nhô cao

Tư thế con công (Sahaja Mayurasana)

Danghai chân rộng bằng hông. Hít vào sâu, hai tay vặn sau lưng, đan hai bàn tay vào nhau. Thở dều ra đồng thời gập người về phía trước, kéo cao hai tay đan. Giữ vững tư thế đó từ 10 – 15 giây. Trong khi giữ tư thế thì hít thở bình thường. Thở đều ra và từ từ thẳng người lên, thả lỏng tay và thắt lưng.

Tư thế chống đẩy Plank (Kumbhakasana)

Nằm úp sấp úp bụng. Chống bàn 2 tay xuống sàn, mũi chân chịu lực chống xuống sàn và nâng người thẳng lên. Giữ vững tư thế như vậy lâu nhất có thể.

Tư thế nửa bánh xe (Ardha Chakrasana)

Chân chụm lại, đứng thẳng, hai tay thẳng . Dồn tất trọng lượng cơ thể vào đều hai chân, hít đều vào đồng thời giơ hai tay lên, hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Thở đều ra từ từ, rồi uốn sau từ phần xương chậu. Hai bắp ở cánh tay thẳng hàng với hai tai, mở ngực. Giữ tư thế đó ít nhất 15 giây, lặp lại 3 – 5 lần.

Tư thế giữ thăng bằng bằng vai (Sarvangasana)

Nằm ngửa người trên thảm, gập gối từ từ, hai chân giơ thẳng lên, mũi chân hướng lên trên , trọng lượng cơ thể dồn vào vai, cằm chạm ngực, hít thở chậm, khủy tay chạm sàn. Giữ tư thế đó trong thời gian thoải mái có thể rồi hạ người xuống từ từ .

Tư thế Plank ngửa (Purvottanasana)

Về tư thế ngồi, chụm  chân lại duỗi thẳng hai chân. Đặt tay sau hông cách hông khoảng 15cm, mũi tay hướng về phía cơ thể. Hít vào, bàn tay ấn xuống sàn, nâng hông lên cao sao cho thân mình song song với mặt sàn. Giữu tư thế 30 – 60 giây và hít thở bình thường.

Tư thế cây cầu (Setubandhasana)

Nằm trên thảm tập, đặt bàn chân bằng phẳng trên. Thở đều ra,dùng lực của chân đẩy cơ thể lên cao. Khi nâng cơ thể lên, cổ giữ nguyên và đầu nằm trên sàn. Dùng sức đỡ của bàn tay để nâng cơ thể vững hơn.

Phẫu thuật gãy xương quai xanh tại Bệnh viện Thu Cúc

Khoa Ngoại – Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ phẫu thuật gãy xương quai xanh được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhờ:

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi trực tiếp tư vấn và phẫu thuật hiệu quả.
  • Hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
  • Chăm sóc chu đáo sau mổ, người nhà không cần phải lo lắng.
  • Sắp xếp lịch mổ nhanh chóng, không phải chờ đợi lâu.
  • Áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ.

Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm về phẫu thuật thay khớp vai, hi vọng cũng sẽ cung cấp thông tin tốt cho bạn khi cần.

Hình ảnh của xương quai xanh đẹp

Image result for xương quai xanh đẹp

Xương quai xanh thanh mảnh, nhô cao mà nhiều người mong muốn

Hình ảnh liên quan

Đính khuyên làm nổi bật vẽ đẹp của xương quai xanh

Hình ảnh liên quan

Hình xăm tô điểm cho xương

Như vây, bài viết là tổng quan tất tần tật về để trả lời thắc mắc xương quai xanh là gì? Hi vọng qua bài viết này mọi người sẽ ý thức được việc bảo vê xương quai xanh, cũng như sức khỏe của mình.

The post Xương quai xanh là gì? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh