1. Bệnh sỏi thận – tiết niệu thường có những biểu hiện như thế nào? Làm cách nào để nhận biết sớm bệnh?
Trả lời
Sỏi thận được hình thành do sự lắng cặn, kết tinh của các chất khoáng có trong nước tiểu. Các dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận, bao gồm:
– Đau mỏi vùng mạn sườn, thắt lưng, bụng dưới
– Đau khi đi tiểu
– Đau đớn dữ dội (cơn đau quặn thận) xuất hiện khi sỏi rơi xuống niệu quản
– Đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục
– Tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu buốt
– Tiểu ra máu
– Buồn nôn và nôn mửa
– Ớn lạnh
– Sốt
Làm cách nào để nhận biết sớm bệnh?
Sỏi thận là bệnh lý diễn biến khá âm thầm, thậm chí không có triệu chứng gì khiến người bệnh khó phát hiện và thường có tâm lý chủ quan. Nhưng nếu bệnh để lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện được bệnh sớm nhất và can thiệp điều trị hiệu quả.
2. Tôi chỉ đi khám sức khỏe định kỳ mà không kiểm tra chuyên khoa thận – tiết niệu. Liệu tôi có phát hiện ra được bệnh lý không?
Trả lời
Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhưng có siêu âm ổ bụng thì bước đầu vẫn có thể phát hiện ra được sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, điều trị chuyên khoa bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để thực hiện thăm khám và các xét nghiệm chẩn đoán bệnh một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm gồm: nước tiểu, sinh hóa máu, siêu âm, chụp XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị…tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh.
3. Mới đây có thông tin rằng, có bệnh nhân thậm chí phải cắt bỏ thận vì lười uống nước. Vậy xin hỏi việc lười uống nước có phải là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận không?
Trả lời
Các phản ứng của cơ thể phần lớn xảy ra trong môi trường nước. Chính vì vậy, nếu không đủ nước thì bài tiết nước tiểu ít, lượng nước tiểu chảy ít, không cuốn được những thứ có nguy cơ tạo sỏi thận ra bên ngoài. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh sỏi thận.
Nước ở đây là nước tinh khiết, nước lọc. Người bệnh nên hạn chế uống các loại nước ngọt chứa đường, gas tạo môi trường axit lớn, dễ kéo canxi trong cơ thể ra, tạo muối canxi lắng đọng hình thành sỏi thận. Ngoài ra, nước hoa quả tươi thì rất tốt. Tuy nhiên, không nên uống nước hoa quả tươi có sẵn, đóng hộp; các loại nước bia, rượu lại càng có hại. Đây là nguyên nhân khiến gây sỏi thận cao hơn.
4. Em mới 28 tuổi, chưa lập gia đình, đi khám sức khỏe định kỳ thì phát hiện có viên sỏi ở niệu quản. Xin hỏi có phương pháp nào điều trị không cần phẫu thuật không?
Trả lời
Trong trường hợp này muốn xác định phương pháp điều trị không phẫu thuật, trước hết, bạn phải đến cơ sở y tế siêu âm, chụp phim xem sỏi ở vị trí nào? kích thước sỏi bao nhiêu? chức năng thận như thế nào? Từ đó, bác sĩ mới chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
5. Tôi bị sỏi thận gần một năm nay. Hiện tôi đang uống Kim tiền thảo nhưng không thấy hiệu quả. Một đêm vẫn đi tiểu nhiều lần (4-5 lần), nước tiểu đục. Mỗi khi nằm, tôi thấy nóng ran ở hai vùng thắt lưng kèm theo mệt mỏi, mất ngủ. Xin tư vấn giúp tôi cách điều trị để hết bệnh.
Trả lời
Trong trường hợp của bạn, điều trị nội khoa (uống thuốc) không cho hiệu quả bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa Thận tiết niệu để được thăm khám và chẩn đoán trình trạng bệnh để can thiệp điều trị ngoại khoa hiệu quả, tránh để lâu ngày hoặc tự ý điều trị không mang lại hiệu quả, thậm chí khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng.
Hiện tại, trong điều trị bệnh sỏi thận – tiết niệu, tán sỏi được xem là phương pháp tối ưu mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao, hạn chế xâm lấn, an toàn, thời gian phục hồi nhanh chóng, không có những biến chứng như mổ mở, chỉ sau 1-2 ngày, bệnh nhân có thể xuất viện.
6. Tôi 43 tuổi, nam giới, mắc sỏi thận bên trái 1.2cm. Mặc dù đi khám và chữa bệnh ở nhiều nơi nhưng bệnh tình chuyển biến rất chậm. Xin tư vấn cho tôi phương pháp tán sỏi hiệu quả.
Trả lời
Trường hợp của bạn sỏi thận bên trái 1.2cm hiện có thể áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Nhưng trước hết, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám lại, kiểm tra chính xác xem liệu tình trạng sỏi của bạn có đủ điều kiện để thực hiện điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể hay không?
Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng sóng xung kích phát ra từ máy tán sỏi với mức công suất lớn, hội tụ chính xác vào vị trí viên sỏi đang cư trú, và tán vỡ chúng thành những mảnh vụn sỏi nhỏ. Sau đó, các vụn sỏi này sẽ rơi khỏi thận, niệu quản và xuống bàng quang rồi bài tiết theo đường nước tiểu đi ra ngoài.
Tán sỏi ngoài cơ thể hạn chế xâm lấn, ít đau, hiệu quả điều trị bệnh cao, an toàn, thời gian phục hồi nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần nằm viện 1 ngày có thể về nhà.
7. Tôi 40 tuổi, ở nhà nội trợ, bị sỏi thận hơn một năm nay chưa điều trị gì, ngoài việc uống nhiều nước và tập luyện thể dục thường xuyên. Tôi nghe nói bệnh nếu không chữa trị gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tôi muốn hỏi liệu thông tin ấy có chuẩn không? Sỏi có thể tự bài tiết qua đường nước tiểu không?
Trả lời
Bệnh sỏi thận nếu phát hiện sớm, kích thước sỏi còn nhỏ chưa gây ra những tác động xấu đến sức khỏe có thể điều trị nội khoa (uống thuốc), kết hợp chế độ uống nhiều nước (uống nước râu ngô), tăng cường tập thể dục, sỏi có thể theo đường bài tiết nước tiểu ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu việc tự điều trị tại nhà này không hiệu quả mà không được can thiệp sớm, bệnh để lâu ngày, sỏi lớn hơn sẽ gây ra nguy hiểm cho người bệnh như: viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm đài bể thận, ứ nước, ứ mùi thận, suy thận…Chính vì vậy, mà bạn nên chủ động thăm khám để có biện pháp điều trị ngoại khoa kịp thời và hiệu quả.
8. Em năm nay 22 tuổi, thường cảm thấy đau nhói ở eo lưng, thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn, không biết là dấu hiệu của bệnh gì?
Trả lời
Trường hợp của bạn có các biểu hiện như: cảm thấy đau nhói ở eo lưng, thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh, buồn nôn rất có thể là triệu chứng của bệnh sỏi thận. Bạn cần chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa Thận tiết niệu để thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, tránh để lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
9. Tôi bị sỏi thận nhiều năm nay, nhưng vì điều kiện chưa cho phép nên tôi chủ yếu tự điều trị tại nhà bằng cách uống nước râu ngô, uống nhiều nước mỗi ngày và chăm tập thể dục. Tuy nhiên, gần đây, tôi có biểu hiện đái ra lẫn máu hồng. Tôi cảm thấy rất lo lắng. Triệu chứng đó nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Trả lời
Trường hợp của bạn bị sỏi thận nhiều năm mà không can thiệp điều trị, hiện tại có triệu chứng đái ra lẫn máu hồng được xem là dấu hiệu nguy hiểm. Có thể, sỏi kích thước đã lớn ma sát đài bể thận hoặc sỏi xuống niệu quản thì ma sát vào niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu có lẫn máu hồng.
Bạn cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa Thận – tiết niệu để thăm khám và chẩn đoán tình trạng, mức độ bệnh. Bác sĩ sau đó sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
10. Tôi thường bị tiểu đêm không kiểm soát được, và một đêm dậy 4-5 lần để đi tiểu. Xin hỏi đó có phải dấu hiệu của thận yếu, sỏi thận không ạ?
Trả lời
Bạn có biểu hiện tiểu không kiểm soát được, và một đêm dậy 4-5 lần để đi tiểu là dấu hiệu chức năng thận kém và rất có thể bạn đang mắc phải bệnh sỏi thận. Sỏi thận có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Bạn cần sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa Thận tiết niệu để thăm khám và chẩn đoán tình trạng, mức độ bệnh. Bác sĩ sau đó sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
11. Em là nhân viên văn phòng, bị sỏi thận 9mm bên phải. Hiện tại em đang uống thuốc nam nhưng không thấy hiệu quả nên cũng lo lắng. Em có tìm hiểu và biết bệnh viện mình đang áp dụng các phương pháp tán sỏi không cần phẫu thuật. Xin tư vấn giúp trường hợp bệnh của e? E cảm ơn
Trả lời
Hiện tại, tình trạng của bạn sỏi thận 9mm bên phải hiện có thể áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Đây là phương pháp điều trị sỏi không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra cụ thể hơn.
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp được thực hiện bằng cách sử dụng sóng xung kích phát ra từ máy tán sỏi với mức công suất lớn, hội tụ chính xác vào vị trí viên sỏi đang cư trú, và tán vỡ chúng thành những mảnh vụn sỏi nhỏ. Sau đó, các vụn sỏi này sẽ rơi khỏi thận, niệu quản và xuống bàng quang rồi bài tiết theo đường nước tiểu đi ra ngoài.
Phương pháp này giúp hạn chế xâm lấn, ít đau, hiệu quả điều trị bệnh cao, an toàn, thời gian phục hồi nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần nằm viện một ngày có thể về nhà.
12. Tôi bị tăng huyết áp đã 15 năm nay. Mới đây, tôi lại bị thêm bệnh sỏi thận và có dùng cây râu mèo để chữa. Tuy nhiên, tôi đang băn khoăn không biết tôi uống thuốc này có ảnh hưởng đến thuốc huyết áp mà tôi đang dùng không. Xin tư vấn và chỉ cho tôi cách uống hai loại thuốc này đạt hiệu quả. Xin trân trọng cảm ơn!
Trả lời
Cây râu mèo là cây thuốc tốt cho hệ thống thận – tiết niệu, thường xuất hiện ở xứ nhiệt đới. Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp thì đã dùng thuốc hạ áp rồi. Còn đối với bệnh thận- tiết niệu, thì có thể dùng râu mèo giúp lợi tiểu, nhỏ sỏi thận và cũng có tác dụng hạ huyết áp. Cho nên khi bạn dùng cây râu mèo có thể sẽ kéo huyết áp xuống so với hiện tại. Nếu vẫn đạt huyết áp mục tiêu thì vẫn có thể kết hợp, nhưng nếu bạn dùng liều cao thì cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để có ý kiến xác thực hơn.
Ngoài ra, bạn nên đến chuyên khoa tiết niệu kiểm tra xem sỏi nhỏ hay lớn. Nếu sỏi lớn thì việc điều trị nội khoa như vậy sẽ không hiệu quả. Sau khi bác sĩ thăm khám, tùy vào trường hợp sẽ có chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.
13. Tôi nghe nói đa số sỏi thận có thành phần chính là canxi, do đó nên hạn chế canxi để phòng ngừa sỏi thận. Trong khi đó, lại có thông tin khuyên tăng cường bổ sung canxi để xương chắc khỏe hơn. Vậy thì nên bổ sung canxi như thế nào cho đúng?
Trả lời
Đúng là như câu hỏi của bạn, để tăng cường sức khỏe xương khớp thì việc bổ sung canxi là quan trọng. Theo đánh giá hàm lượng canxi trong khẩu phần của người Việt Nam hiện nay, thì chúng ta mới chỉ đáp ứng 50% canxi, nên việc lựa chọn bổ sung canxi rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bổ sung không đúng cách thì sẽ gây bệnh sỏi thận – tiết niệu. Nên chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn canxi từ thực phẩm như: canxi trong sữa và chế phẩm từ sữa, trong cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương, trứng,…so với canxi phải uống.
Trong bệnh lý xương khớp, uống canxi hằng ngày thì liều lượng canxi trong một lần uống không vượt quá 500mg. Nếu cao hơn, thì khả năng hấp thụ canxi của cơ thể thay đổi vì lượng thừa sẽ bị đào thải ra ngoài, và đây là nguyên nhân làm tăng hàm lượng canxi trong nước tiểu.
Khi uống canxi cần uống nhiều nước, canxi sủi thì uống kèm nước, canxi viên nên uống cùng từ 100-150ml nước vào buổi sáng và cần lao động bình thường để đào thải qua nước tiểu, tránh tình trạng ứ đọng. Ngoài ra, người bệnh nên uống sau bữa ăn không sát bữa ăn, vì axit hữu cơ hoặc thành phần oxalat, axit oxalic, đặc biệt trong một số rau nhiều axit oxalic thì nó có thể kết hợp với canxi tạo sỏi.
14. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, có lời khuyên gì cho mọi người để tránh mắc bệnh sỏi – tiết niệu không ạ? Và khi mắc bệnh này rồi thì mỗi người nên làm gì ạ?
Trả lời
Để phòng tránh bệnh sỏi – tiết niệu, ngoài vấn đề dinh dưỡng, việc quan trọng nhất là phải uống đủ nước hằng ngày, phải thường xuyên tập thể dục hằng ngày, vận động để tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng, không có cơ hội tạo sỏi, tăng cường sự bài tiết hệ tiết niệu, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, mọi người cần được đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng, 6 tháng nhằm phát hiện sớm bệnh để có phương pháp điều trị sớm không phải phẫu thuật.
Sỏi tiết niệu phát hiện sớm, có thể áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, chỉ 30-45 phút sau đó về nhà. Nếu bệnh sỏi – tiết niệu phát hiện muộn phải can thiệp phẫu thuật, ảnh hưởng sức khỏe, kể cả điều kiện kinh tế. Chính vì vậy, khi phát hiện sỏi, người bệnh nên điều trị sớm và triệt để theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi đi khám nên đến chuyên khoa tiết niệu để khám và điều trị hiệu quả nhất.
15. Tôi bị sỏi thận, có nhu cầu điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc có được chi trả BHYT không ạ? Áp dụng thanh toán BHYT như thế nào ạ?
Trả lời
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong việc điều trị bệnh lý sỏi thận – tiết niệu. Tại Thu Cúc, người bệnh có thẻ BHYT sẽ được áp dụng thanh toán đúng tuyến, trái tuyến theo đúng quy định của nhà nước.
Ngoài ra, Thu Cúc có liên kết với hầu hết các hãng bảo hiểm bảo lãnh trên thị trường hiện nay. Với những chính sách này sẽ giảm bớt một phần chi phí, giúp người bệnh an tâm hơn điều trị tại đây.
Để được tư vấn về bệnh lý sỏi thận – tiết niệu và phương pháp điều trị không cần phẫu thuật sỏi thận – tiết niệu tại Thu Cúc, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900558896 để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.
The post Các câu hỏi thường gặp về bệnh sỏi thận – tiết niệu appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét