Chuyển đến nội dung chính

Chữa bệnh trĩ bằng cây lức có hiệu quả không?

Hiện tại, có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh trĩ: điều trị nội khoa bằng thuốc, điều trị bằng các bài thuốc nam, điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật cắt trĩ…Trong điều trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc nam, cây lức được xem là loại cây thuốc nam phổ biến được nhiều người sử dụng. Vậy, chữa bệnh trĩ bằng cây lức có hiệu quả không?

Trĩ là bệnh do có sự dãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch trĩ. Theo các chuyên gia y tế, bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ. Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 được xem là nhẹ, người bệnh thường có các triệu chứng: đau và có khi chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.

Bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ dựa vào triệu chứng, tình trạng và mức độ gây nguy hiểm của bệnh.

Bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ dựa vào triệu chứng, tình trạng và mức độ gây nguy hiểm của bệnh.

Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4 được xem là nặng, búi trĩ bên trong (nằm trên cơ thắt hậu môn, còn nằm bên trong không thò ra ngoài gọi là trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch gây nứt, áp-xe hậu môn, hoặc búi trĩ lòi ra bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Cây lức dùng chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

Tìm hiểu về cây lức (cây cúc tần)

Cây lức còn có tên gọi khác là cây cúc tần, cao 1 – 2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xam, mép khía răng gần như không có cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Là một loại cây bụi, mọc ở rất nhiều nơi. Từ lâu loại cây này đã được dùng làm thuốc chữa trị bệnh trĩ khá hiệu quả.

Cây lức được xem là loại cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả với tác dụng: tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. 

Cây lức được xem là loại cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả với tác dụng: tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá.

Theo y học cổ truyền, cây lức có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Công dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…Bên cạnh đó, cây lức còn có công dụng làm giảm các triệu chứng đau nhức, ngứa rát ở khu vực hậu môn do bệnh trĩ gây ra rất tốt.

Sử dụng cây lức để chữa bệnh trĩ như thế nào?

Theo các chuyên gia trong ngành y học, trong cây lức có rất nhiều hợp chất quý, có lợi cho sức khỏe như: Protein, tinh dầu acid chlorogenic, sắt, protid, lipid, canxi, phốt pho, carotene , vitamin C…

Bài thuốc dùng cây lức chữa bệnh trĩ khá đơn giản. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong quá trình chữa bệnh thì bạn nên kết hợp cây lức với 4 vị thuốc thảo dược khác bao gồm: lá sung, lá lốt, ngải cứu, củ nghệ.

Lấy một lượng vừa đủ các nguyên liệu: cây lức, lá sung, lá lốt, ngải cứu, củ nghệ đem rửa sạch, riêng củ nghệ thì thái thành từng lát mỏng. Sau đó cho tất cả vào nồi đun sôi rồi bắc ra. Lấy nước xông hơi trực tiếp lên hậu môn khoảng 15 phút, khi nước hết nóng vẫn còn hơi ấm thì ngâm trực tiếp khoảng 10 – 15 phút. Cuối cùng là lấy nước đó vệ sinh hậu môn và lau khô bằng khăn mềm.

Lưu ý:

Tuy nhiên, điều trị bệnh trĩ bằng cây lức chỉ phù hợp với những người bệnh trĩ độ 1, độ 2. Khi bệnh đã ở độ 3, 4 được xem là mức độ bệnh nặng. Lúc này các búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn, các triệu chứng chảy máu, đau rát hậu môn khá nghiêm trọng, vì vậy việc áp dụng cây lức vào chữa bệnh trĩ sẽ không có nhiều hiệu quả. 

Bệnh trĩ ở cấp độ 3, 4 với nhiều biến chứng nguy hiểm, việc điều trị bệnh bằng cây lức không còn phù hợp, thay vào đó bệnh cần được can thiệp ngoại khoa.

Bệnh trĩ ở cấp độ 3, 4 với nhiều biến chứng nguy hiểm, việc điều trị bệnh bằng cây lức không còn phù hợp, thay vào đó bệnh cần được can thiệp ngoại khoa.

Ngoài ra, công dụng chữa bệnh trĩ của cây lức cũng chưa được kiểm chứng khoa học. Khi sử dụng không cẩn thận, có thể dẫn tới các biến chứng không mong muốn cho người bệnh. Cây lức chỉ có thể làm giảm các triệu chứng, hoàn toàn không thể loại bỏ tận gốc trĩ. 

Chính vì vậy, người bệnh trĩ không nên tự ý điều trị mà hãy tới bệnh viện thăm khám, để được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Điều trị bệnh trĩ hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cắt trĩ giúp điều trị bệnh trĩ hoàn toàn, giảm nguy cơ tái phát.

Phẫu thuật cắt trĩ giúp điều trị bệnh trĩ hoàn toàn, giảm nguy cơ tái phát.

Phẫu thuật cắt trĩ là một trong những phương pháp điều trị phổ biến của căn bệnh này, áp dụng trong những trường hợp bị trĩ nặng, nhằm loại bỏ một cách triệt để bệnh trĩ. Phẫu thuật cắt trĩ được thực hiện khá đơn giản, cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn là rất cao. Bệnh phát hiện càng sớm càng dễ điều trị. Vì vậy, khi người bệnh có những biểu hiện nghi ngờ bệnh cần đi thăm khám sớm để tiến hành điều trị đạt được hiệu quả cao nhất. 

Hiện tại, các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ được áp dụng phổ biến hiện nay như: phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo, phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Milligan morgan và Ferguson được xem là có nhiều ưu điểm nổi trội như: thời gian thực hiện nhanh, an toàn, ít biến chứng, nhanh chóng hồi phục, và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, mang lại hiệu quả điều trị bệnh triệt để, giảm nguy cơ tái phát.

Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan: Cắt đơn lẻ từng búi trĩ, khâu buộc cuống búi trĩ, sử dụng kỹ thuật cắt và khâu khéo léo để hạn chế tổn thương và xử lý gọn búi trĩ

Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo và Ferguson: Sử dụng súng khâu cắt tự động nhập khẩu từ Mỹ, dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, cắt và khâu phần mạch máu cung cấp làm búi trĩ co nhỏ lại.

Khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang áp dụng rất thành công các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại trên. Với những yếu tố như: đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh; hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, phòng mổ vô khuẩn 1 chiều đảm bảo không gian tuyệt đối vô trùng, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh và chi phí phẫu thuật cắt trĩ hợp lý…Thu Cúc được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn. 

Để được tư vấn về bệnh trĩ hay muốn đặt lịch khám và điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ, bạn có thể gọi đến số 1900 5588 96 để được hỗ trợ tốt nhất.

The post Chữa bệnh trĩ bằng cây lức có hiệu quả không? appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ ch...

U nang vú tổng hợp kiến thức mà chị em nên biết!

Chị em nên biết u nang vú là gì để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Mặc dù phần lớn u nang tuyến vú là lành tính, có thể tự mất mà không cần điều trị nhưng trong một số trường hợp, nếu u quá to hoặc gây ra nhiều khó chịu, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế. Phẫu thuật có thể được chỉ định để bóc tách, xử lý triệt để khối u, giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu u nang tuyến vú cũng là cách để chị em chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. U nang vú là gì? Với câu hỏi u nang tuyến vú là gì? Theo các bác sĩ, đây thực chất là tình trạng xuất hiện các túi dịch trong tuyến vú  trông giống như một bọng nước, phát triển ở giữa mô tuyến vú. Các khối u này đa phần là lành tính, không phải ung thư, có thể xuất hiện một hoặc số lượng nhiều, với hình dạng khác nhau (chủ yếu là dạng cầu hoặc bầu dục). U nang tuyến vú thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40, sau mãn kinh hầu hết u tự triệt tiêu. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Về cơ bản thi...

U bã đậu ở vai

U bã đậu ở vai là tình trạng vung vai xuất hiện một hoặc nhiều khối u bã đậu. Đây là loại u lành tính khá phổ biến, có cấu trúc là một bọc có vỏ bao quanh. Bên trong có tổ chức nhìn giống bã đậu. Chất này bãn chất là chất sừng, á sừng do màng trong của vỏ nang sinh ra. Chỉ có tiểu phẫu lấy toàn bộ khối u và vỏ bọc là cách điều trị hiệu quả nhất.  Người bệnh càng điều trị sớm thì càng đơn giản, ít đau, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. U bã đậu ở vai có nguy cơ cao bị vỡ khi tiếp xúc, cọ xát với quần áo hoặc tư thế nằm ngủ. Nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai Để xác định nguyên nhân gây ra u bã đậu ở vai, trước hết cần hiểu bản chất của u bã đậu là do tổ chức tuyến bã dưới da bị tích tụ lại không thoát ra ngoài lâu ngày tạo thành. Chính vì vậy u có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào của da, đặc biệt là những vùng tập trung nhiều mồ hôi và tuyến bã, chẳng hạn như vai. Ảnh hưởng của u bã đậu ở vai Bình thường hầu như u bã đậu không gây trở ngại hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên khi ...