1. Tôi bị sỏi niệu quản trái 1/3 trên kích thước 1.4cm. Tôi có đi khám và được tư vấn phải mổ. Trường hợp của tôi bệnh viện có thể điều trị bằng cách khác mà không cần mổ được không? (Quang Bình, Hà Nội)
Trả lời
Với sỏi niệu quản trái 1/3 trên kích thước 1.4cm của bạn hiện nay có thể áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra chẩn đoán lại. Ngoài ra, các bác sĩ còn cần kiểm tra chức năng thận. Nếu viên sỏi không nằm quá lâu và không dính chặt vào niêm mạc niệu quản thì có thể tán sỏi được.
2. Tôi bị một viên sỏi kích thước khoảng 1,2 cm ở đài bể thận phải. Bình thường, tôi không thấy đau nhưng khi chơi thể thao như cầu lông, phía bên thắt lưng phải của tôi thường bị đau. Vậy, với kích thước như vậy tôi nên điều trị thế nào. Tôi xin trân trọng cảm ơn. (Bùi Huy, Hải Dương)
Trả lời
Trường hợp của bạn, sỏi ở đài bể thận 1,2cm, bình thường không đau nhưng khi vận động mạnh, nó sẽ bị cọ xát vào niêm bể thận tăng áp lực bể thận gây đau. Bạn nên chủ động điều trị can thiệp sớm, nếu để lâu sỏi lớn lên sẽ gây nguy hiểm và khó khăn trong việc điều trị hơn. Hiện tại với đúng kích thước này, bạn có thể điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế vì môn thể thao chưa phù hợp với bệnh cảnh của mình, mà nên lựa chọn giải pháp thể thao nhẹ nhàng hơn: yoga, đi bộ,…
3. Tôi bị sỏi cả 2 bên thận, kích thước nhỏ thôi nhưng bác sĩ nói rất nhiều sỏi, kích thước viên to nhất là 0.5mm. Với kích thước như vậy thì tôi nên điều trị thế nào? Tôi đọc báo thấy bác sĩ lấy ra hàng trăm viên sỏi từ thận bệnh nhân. Xin hỏi vì sao lại nhiều sỏi như vậy, liệu trường hợp của tôi sỏi có phát triển ra nhiều như vậy không? (Minh Hải, Hà Nội)
Trả lời
Trường hợp của bạn, nhiều sỏi hai thận nhưng nhỏ nên chưa cần phải can thiệp gì. Bạn cần thực hiện chế ăn uống, sinh hoạt hợp lý để sỏi thận không lớn lên và làm sao để có thể tự đào thải ra ngoài được.
Rất may sỏi bạn còn nhỏ nên bạn có thể áp dụng việc uống nhiều nước mỗi ngày (có thể từ 2,5 lít -3 lít/ngày), đi tiểu với cường độ tia mạnh hơn tạo áp lực kéo theo là các viên sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu. Bạn nên uống nước đầy đủ và chia nhỏ ra nhiều lần vì uống một lúc sẽ rất mệt và sẽ sợ uống nước. Trường hợp bạn làm việc trong điều kiện nắng nóng ra mồ hôi nhiều nên chú ý bổ sung đủ nước.
Ngoài ra, cố gắng giữ vận động thường xuyên; chế độ ăn lành mạnh, cân đối làm sao sỏi nhỏ hơn không tạo thêm sỏi: bớt đi protein chất đạm từ thịt đỏ, tăng rau xanh, quả chín, bổ sung sữa thêm 3 đơn vị sữa (300ml).
4. Bác tôi bị sỏi thận đã nhiều năm nay. Bác đã đi khám và điều trị nhưng sau đó sỏi lại tái phát. Xin hỏi bác sĩ có phương pháp nào điều trị hiệu quả và đỡ tốn kém không. Làm thế nào để phòng ngừa sỏi tái phát? (Đức Minh, Hải Phòng)
Trả lời
Trường hợp sỏi thận của bác bạn tái phát nhiều lần, nên phương pháp điều trị hiệu quả mà đỡ tốn kém là tán sỏi ngoài cơ thể.
Nhưng trước hết, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám, kiểm tra chính xác xem sỏi đó có nằm trong chỉ định tán sỏi không. Bệnh nhân sỏi hay tái phát nên cần khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm sỏi. Lúc này, áp dụng tán sỏi ngoài cơ thể sẽ rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần có lối sống hợp lý khoa học, uống nhiều nước hàng ngày, thể thao đều đặn, chế độ ăn hợp lý… không ăn quá mặn, quá giàu canxi…Không nên nhịn tiểu dễ gây ứ đọng, tăng nguy cơ tạo sỏi nhiều hơn.
5. Tôi bị sỏi thận nhiều năm nay rồi nhưng kích thước nhỏ nên không can thiệp gì. Thời gian gần đây, tôi bị đau vùng mạn sườn dưới nhiều hơn, bị đau buốt khi đi tiểu. Điều này có nguy hiểm không? Tôi phải làm sao? (Trần Kiên, Hà Nội)
Trả lời
Bạn bị sỏi nhiều năm nhưng không can thiệp gì, hiện tại lại có triệu chứng đau vùng mạn sườn dưới, đi tiểu bị đau buốt. Đây có thể là nguyên nhân của việc kích thước sỏi của bạn đã lớn lên, bị cọ xát vào niêm bể thận tăng áp lực bể thận gây đau, đi tiểu buốt.
Với những triệu chứng này, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám tình trạng sỏi, kiểm tra chức năng thận để tiến hành điều trị kịp thời. Vì tình trạng này nếu kéo dài, khi viên sỏi lớn hơn nữa có thể gây ra những tác động, biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận, ứ nước, ứ mùi thận, suy thận, thậm chí vỡ thận.
Việc chẩn đoán sẽ đưa ra kết quả chính xác và dựa vào kết quả (vị trí, kích thước sỏi, chức năng thận,..) bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị hiệu quả nhất. Hiện tại, với kích thước dù chưa lớn nhưng nếu bạn muốn điều trị bệnh triệt để, tránh để lâu ngày gây ra những biến chứng nguy hiểm gây khó khăn cho việc trị, bạn có thể thực hiện phương pháp tán sỏi phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
6. Tôi năm nay 43 tuổi, mới phát hiện bị sỏi thận khi đi khám tại bệnh viện. Kết quả siêu âm sỏi có kích thước 11mm. Tôi muốn hỏi kích thước sỏi như vậy có gây nguy hiểm không? Và cách điều trị như thế nào ạ? (Minh Hòa, Thanh Hóa)
Trả lời
Sỏi thận kích thước 11mm chưa phải nguy hiểm nhưng với mức kích thước này mà ban không can thiệp điều trị sớm, để lâu ngày viên sỏi sẽ lớn lên và gây ra những tác động nguy hại đến sức khỏe: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, nặng hơn viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, suy thận…
Với kích thước sỏi thận 11mm, hiện có thể áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể rất hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng sóng xung kích phát ra từ máy tán sỏi với mức công suất lớn, hội tụ chính xác vào vị trí viên sỏi đang cư trú, và tán vỡ chúng thành những mảnh vụn sỏi nhỏ. Sau đó, các vụn sỏi này sẽ rơi khỏi thận, niệu quản và xuống bàng quang rồi bài tiết theo đường nước tiểu đi ra ngoài.
Tán sỏi ngoài cơ thể hạn chế xâm lấn, ít đau, hiệu quả điều trị bệnh cao, an toàn, thời gian phục hồi nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần nằm viện 1 ngày có thể về nhà.
7. Trước tôi bị sỏi thận nhưng giờ sỏi xuống niệu quản. Gần đây, tôi cứ bị những cơn đau đột ngột, đau theo từng cơn, từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục không giảm. Tôi đi khám kết quả sỏi niệu quản 1/3 dưới, 1.5cm. Xin hỏi phương pháp tán sỏi phù hợp. Tôi xin cảm ơn (Anh Tuấn, Quảng Ninh)
Trả lời
Trường hợp của bạn, sỏi niệu quản 1/3 dưới, 1.5cm, hiện có thể áp dụng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách, bác sĩ dùng ống nội soi niệu quản qua đường niệu đạo, lên niệu quản đến sỏi rồi luồn dây dẫn tia laser sát sỏi (cách sỏi 1mm). Tùy theo độ cứng của sỏi mà các bác sĩ sẽ dùng tia laser cường độ tia lớn hay nhỏ bắn vào viên sỏi. Khi sỏi đã được tán vỡ nát sẽ theo nước tiểu xuống bàng quang và ra ngoài. Nếu mảnh sỏi nào lớn hơn 3mm thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để lấy bỏ.
Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser thực hiện theo đường dẫn nước tiểu nên không có vết mổ, không có các biến chứng của phẫu thuật, thời gian nằm viện ngắn, phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ sạch sỏi 100%. Thậm chí, bệnh nhân còn có thể ăn nhẹ sau phẫu thuật 3 – 6 tiếng.
8. Bố cháu bị sỏi thận lâu và tình trạng rất nặng. sỏi bên trái 2cm, bên phải 2,5cm; có lúc đi tiểu ra lẫn máu. Cháu có tìm hiểu và biết hiện tại có điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi. Cháu muốn hỏi, cách này có hiệu quả không. Và trường hợp của bố cháu điều trị ntn? Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu. (Hoàng Dũng, Hà Nam)
Trả lời:
Hiện tại, trong điều trị sỏi thận, tán sỏi được xem là phương pháp điều trị tiên tiến, mang lại hiệu quả điều trị cao, hạn chế xâm lấn, an toàn, êm ái, thời gian phục hồi nhanh chóng, được hầu hết các bệnh viện lớn và các cơ sở y tế áp dụng.
Trường hợp của bố bạn, sỏi thận bên trái 2cm, bên phải 2,5cm được xem là tình trạng bệnh khá nặng. Với kích thước này, hiện có thể áp dụng phương pháp tán sỏi qua da.
Tán sỏi nội soi qua da là tạo một đường hầm nhỏ khoảng 6-10mm, đường hầm chạy từ ngoài da đi vào trong thận, hoặc vị trí có sỏi. Sau đó, dùng khí nén hoặc laser phá vỡ sỏi và hút sỏi nhỏ và vụn sỏi ra ngoài, hạn chế xâm lấn, xử lý sạch sỏi hoàn toàn, ít tổn hại đến chức năng thận.
Phương pháp này cũng không có các biến chứng của phẫu thuật, hiệu quả điều trị bệnh cao, an toàn, êm ái, phục hồi nhanh chóng, thời gian nằm viện ngắn. Bệnh nhân có thể ra viện sau 1-2 ngày.
9. Người bệnh sỏi thận – tiết niệu hay gặp phải những sai lầm gì trong điều trị? Có trường hợp nào gây biến chứng nặng nề không? Và thường thì bệnh này có thể gặp những biến chứng gì? Phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn bệnh lý này? (Lan Nguyễn, Hà Nội)
Trả lời
Có một thực tế là đa số người mắc bệnh sỏi tiết niệu thường không điều trị triệt để và thường chưa đi khám đúng chuyên khoa, có tâm lý muốn điều trị bằng thuốc Nam với mong muốn sỏi có thể tự tan hoặc theo đường nước tiểu đào thải ra bên ngoài. Thế nhưng, việc uống thuốc nam thời gian kéo dài, đặc biệt thuốc không được kiểm soát dẫn đến tình trạng ngộ độc thận, gan; thậm chí, một số phải đi chạy thận nhân tạo.
Về biến chứng của sỏi tiết niệu, bệnh có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận, ứ nước, ứ mùi thận và dần dần suy thận, mất chức năng có trường hợp nhiễm trùng huyết, sỏi thận, tiết niệu gây xơ hóa đường tiết niệu, và chít hẹp đường tiết niệu gây tình trạng ứ nước gây cao huyết áp.
Không có thuốc nam nào được chứng minh có thể làm tan sỏi khi sỏi đã lớn, thuốc chỉ làm hỗ trợ phương pháp điều trị can thiệp.
Đặc biệt, tất cả những viên sỏi đã gây nhiễm trùng và đau đớn nhiều, đặc biệt trên X quang đã có những biểu hiện không tốt (giãn niệu quản, thận câm) thì đều phải lấy sỏi ra càng sớm càng tốt. Những trường hợp sỏi bít tắc hoàn toàn, nếu chỉ dùng thuốc nam thì càng chóng phá huỷ nhu mô thận, nên phải được theo dõi chặt chẽ.
Hiện nay, trong điều trị sỏi tiết niệu, công nghệ tán sỏi được xem là phương pháp tiên tiến, tối ưu, giúp người bệnh sạch sỏi hiệu quả, hạn chế xâm lấn, ít gây đau đớn, an toàn, thời gian phục hồi nhanh chóng…mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
10. Có phải nếu phát hiện sỏi thận sớm thì có thể điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật không? Có chỉ định cụ thể không ạ? Ngoài ra, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng như thế nào trong việc hình thành sỏi thận – tiết niệu. Người bệnh nên và không nên ăn gì để phòng ngừa bệnh sỏi thận – tiết niệu? ( Hoàng Hà, Thái Bình)
Trả lời
Trong trường hợp, bệnh được phát hiện sớm, có thể áp dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể không phẫu thuật, chỉ định với sỏi thận kích thước < 2cm và sỏi niệu quản < 1cm. Với điều kiện phát hiện sớm, mới rơi từ thận xuống niệu quản trong khi viên sỏi chưa bị viêm, chưa bị niêm mạc niệu quản bọc dính chặt vào niêm mạc niệu quản thì tán sỏi mới hiệu quả, nếu đến muộn có polyp bám chặt thì việc tán sỏi ngoài cơ thể không hiệu quả phải sử dụng phương pháp khác như tán sỏi nội soi hoặc phẫu thuật.
Trường hợp viên sỏi > 2cm sử dụng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ. Phương pháp này bản chất là nội soi một lỗ, làm đường hầm nhỏ (bằng bút) qua nhu mô thận tiếp cận viên sỏi và tán bằng laze công suất cao, lấy ra ngoài luôn. Phương pháp này hoàn toàn thay thế cho mổ mở, thực sự là cuộc cách mạng để điều trị sỏi lớn. Trước đây hoàn toàn sỏi lớn phải mổ mở. Người bệnh chỉ phải nằm viện 3 ngày, vết mổ nhỏ.
Đối với chế độ ăn phòng ngừa sỏi thận tiết niệu thì nguyên tắc đầu tiên phải đảm bảo bữa ăn đa dạng, trên 15 loại thực phẩm trong 8 nhóm thực phẩm trong một bữa ăn.
+ Không lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt đỏ, quá nhiều chất béo.
+ Chế độ ăn đủ rau, hiện nay mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu về rau, cần ăn 400gr rau/người/ngày thiên về xu hướng kiềm hơn để bớt lắng đọng, tạo sỏi thận.
+ Không nên ăn mặn, dư thừa natri dễ tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, tạo nước tiểu khó hơn, dễ ứ đọng tạo sỏi thận
+ Nên hạn chế chất kích thích trà, cà phê, rượu vì không tốt cho sức khỏe của thận.
+ Không lạm dụng đường đơn, đường đôi vì hệ thống điều hòa đường huyết không tốt, rối loạn glucose… ảnh hưởng chức năng thận.
+ Uống đủ nước 2-2,5l nước/ngày; 400ml nước cho 10kg trọng lượng, đảm bảo nước tiểu đi ra không màu vàng đậm, mà chỉ có màu vàng nhạt trong giúp đào thải mọi cặn bã trong đó thường xuyên nhất
+ Tạo vận động thường xuyên từ 30-45p/ ngày và 5 ngày/tuần, giảm cơ hội lắng đọng chất khoáng tạo sỏi thận.
Để được tư vấn về bệnh lý sỏi thận – tiết niệu và phương pháp điều trị không cần phẫu thuật sỏi thận – tiết niệu tại Thu Cúc, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900558896 để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.
The post Hỏi đáp về cách điều trị sỏi thận – sỏi tiết niệu không cần phẫu thuật appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét