Chuyển đến nội dung chính

Các loại cây thuốc nam chữa bệnh trĩ 

Vì được xem là bệnh lành tính và cũng là căn bệnh khá tế nhị, nên hầu như người bị bệnh trĩ rất ngại khi phải đi thăm khám; thay vào đó họ thường chọn việc việc điều trị nội khoa tại nhà bằng thuốc hoặc các cây thuốc nam theo mách bảo của nhiều người. Thực tế, cũng có rất nhiều cây thuốc nam dùng để chữa bệnh trĩ. Thế nhưng, việc chữa trĩ bằng bài thuốc nam có hiệu quả hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Trĩ là căn bệnh mà bất kì ai cũng có thể mắc phải, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, dân văn phòng, phụ nữ có thai – sau sinh, là những đối tượng dễ bị trĩ hơn cả. Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn phình đại và tạo thành các búi trĩ. Bệnh gồm 2 loại là: trĩ nội và trĩ ngoại, tùy thuộc vào vị trí xảy ra bệnh.

Có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ: điều trị nội khoa bằng thuốc, bằng cây thuốc nam, phẫu thuật cắt trĩ,…Trong đó, ở giai đoạn bệnh nhẹ, người bệnh thường điều trị bằng thuốc nam. Một số cây thuốc nam dưới đây được xem là có công dụng chữa bệnh trĩ khá tốt.

Chữa bệnh trĩ bằng các loại cây thuốc nam 

 

Cây thiên lý 

Lấy 100g lá và 5g muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này. Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần, trong vòng 3-4 ngày.

 

Rau diếp cá 

Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

Cây lá bỏng

Các loại cây thuốc nam chữa bệnh trĩ

Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 tháng có thể trị chứng đại tiện ra máu.

Đu đủ xanh

Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. 

Cây lộc vừng 

Chuẩn bị 20g lá cây lộc vừng tươi, đem rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ các tác nhân gây bệnh, để cho ráo nước, rồi lấy lá lộc nhai và nuốt hết nước, còn phần bã thì đem đắp vào búi trĩ. Kiên trì thực hiện liên tục trong 10-14 ngày, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như đau rát, chảy máu, táo bón rất hiệu quả..

Cây xấu hổ

Chuẩn bị vài cành cây xấu hổ, sau đó đem sao khô hạ thổ, rồi chưng cách thủy với rượu trắng nguyên chất.. Mỗi lần dùng bạn lại chưng cách thủy thêm 1 lần nữa, đến khi nào rượu bay hơi hết mà nước chuyển sang màu vàng sẫm là được.. Rồi uống liên tục trong 7 ngày, mỗi ngày 2 lần giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và giúp bệnh thuyên giảm..

Cây hoa hòe

Để thực hiện bài thuốc này cần kết hợp các vị thuốc như 40g kinh giới, 40g ngải cứu, 20g hoa hòe, 20g chỉ xác, 12g phèn chua. Đem tất cả vị thuốc trên cho vào nồi và đun sôi khoảng 10 phút, đợi cho nước nguội bớt, rồi dùng để xông hậu môn. Khi nước nguội thì dùng ngâm rửa vùng hậu môn.. Cách này có tác dụng giảm đau rát, chảy máu và thu nhỏ búi trĩ…

Cây huyết dụ

Huyết dụ giúp cho người bệnh khi đi đại tiện thì hạn chế ra máu, dùng để chữa viêm dạ dày hay kiết lị. Đây là bài chữa bệnh trĩ bằng bằng thuốc nam từ cây huyết dụ đơn giản, dễ thực hiện.

Với nguyên liệu: lá của cây huyết dụ, cây sống đời, cây cỏ mực (nhọ nồi). Lấy cả 3 thứ trên đem rửa sạch và cho vào sắc thành thuốc để uống. Chia thuốc đã sắc làm 2 phần, uống 2 lần trong một ngày vào buổi sáng và tối. Với cách này sẽ giúp cho cơ thể giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh trĩ phát triển nặng hơn.

Cây hương nhu

Người bệnh chỉ cần lấy khoảng 500 gram hương nhu nấu nước dùng để ngâm, xông và rửa hậu môn mỗi ngày. Cách này rất đơn giản mà hiệu quả đối với bệnh trĩ cấp độ nhẹ.

Lá lốt 

Trong Đông y, lá lốt có tính lạnh, vị cay nồng đem đến tác dụng giảm sưng viêm, cầm máu và hỗ trợ co búi trĩ.

Xông hơi bằng lá lốt: Lấy 50gr mỗi loại lá lốt, ngải cứu, cúc tần và nghệ rồi giã nát, đun sôi với nước cùng 1 thìa muối. Dùng xông vùng hậu môn cho đến khi nước hết nóng.

Uống nước lá lốt: Dùng 100gr lá lốt rửa sạch, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt, dùng 2 lần/ngày giúp phục hồi tổn thương niêm mạc hậu môn.

Tuy nhiên, các bài thuốc nam này chỉ thích hợp điều trị bệnh trĩ độ 1, độ 2. Nếu bệnh đã ở độ 3, 4 việc điều trị bằng các cây thuốc nam này sẽ không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, các bài thuốc này cũng chưa được kiểm chứng khoa học. Chính vì vậy, khi sử dụng nếu không cẩn thận có thể dẫn tới các biến chứng không mong muốn cho người bệnh. Thuốc nam chỉ có thể làm giảm các triệu chứng, hoàn toàn không thể loại bỏ tận gốc trĩ. 

Chính vì vậy, người bệnh trĩ không nên tự ý điều trị mà hãy tới bệnh viện thăm khám, để được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật 

Trường hợp bệnh trĩ nặng điều trị bằng cây thuốc nam không cho hiệu quả, trĩ có các biến chứng huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách phẫu thuật cắt bỏ trĩ.

Trường hợp bệnh trĩ nặng điều trị bằng cây thuốc nam không cho hiệu quả, trĩ có các biến chứng huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách phẫu thuật cắt bỏ trĩ.

Phẫu thuật cắt trĩ là một trong những phương pháp điều trị phổ biến của căn bệnh này, áp dụng trong những trường hợp bị trĩ nặng, nhằm loại bỏ một cách triệt để bệnh trĩ. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ, được thực hiện tại các bệnh viện có đủ trang thiết bị y tế và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi.

Hiện tại, các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ được áp dụng phổ biến là: phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo, phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan và và Ferguson mang lại hiệu quả điều trị bệnh triệt để, giảm tối đa nguy cơ tái phát.

Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Milligan Morgan và Ferguson: Cắt đơn lẻ từng búi trĩ, khâu buộc cuống búi trĩ, sử dụng kỹ thuật cắt và khâu khéo léo để hạn chế tổn thương và xử lý gọn búi trĩ

Ưu điểm: Áp dụng cho nhiều loại trĩ; an toàn; loại bỏ trĩ triệt để; thời gian nằm viện: 3 – 4 ngày.

Phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo: Sử dụng súng khâu cắt tự động nhập khẩu từ Mỹ, dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí bình thường, cắt và khâu phần mạch máu cung cấp làm búi trĩ co nhỏ lại.

Ưu điểm: Áp dụng cho nhiều loại trĩ, an toàn, áp dụng cho cả người bị huyết áp, tiểu đường, nhiễm trùng…vv; gần như không đau vì vị trí phẫu thuật nằm ở vùng vô cảm của ống hậu môn; nhanh phục hồi, ít phải nằm viện, có thể về sau 48 giờ.

Khoa Ngoại Thu Cúc là địa chỉ uy tín hàng đầu điều trị bệnh trĩ bằng thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Với những yếu tố như: đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh; hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, phòng mổ vô khuẩn 1 chiều đảm bảo không gian tuyệt đối vô trùng, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh và chi phí phẫu thuật cắt trĩ hợp lý…Thu Cúc được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn. 

Để được tư vấn về bệnh trĩ hay muốn đặt lịch khám và điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ, bạn có thể gọi đến số 1900 5588 96 để được hỗ trợ tốt nhất.

 

 

The post Các loại cây thuốc nam chữa bệnh trĩ  appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh