Chuyển đến nội dung chính

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ mạch lươn 

Bệnh trĩ mạch lươn (còn gọi là mạch lươn) là bệnh rò hậu môn. Mặc dù không phải là bệnh ác tính, nhưng gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó chịu tác động không hề nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt. Đặc biệt, bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng hậu môn, thậm chí ung thư hậu môn..Vậy, bệnh trĩ mạch lươn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ mạch lươn là gì?

Y học hiện đại gọi bệnh trĩ mạch lươn là rò hậu môn. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ xuất hiện những lỗ rò, “mạch lươn” ở vùng hậu môn. Đó là những đường thông bất thường, mang tính bệnh lý giữa ống hậu môn và trên về mặt da ở vùng hậu môn.

Trĩ mạch lươn được xem là giai đoạn nặng của bệnh trĩ.

Trĩ mạch lươn được xem là giai đoạn nặng của bệnh trĩ.

Đây là giai đoạn bệnh nặng, thường là bệnh trĩ đã vào cấp độ 3, 4. Bệnh trĩ mạch lươn hình thành do các khe trong ống hậu môn bị mưng mủ, viêm loét và nhiễm trùng. Điều này làm cho các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ bị thắt và tụ mủ. Từ đó sẽ hình thành nên các lỗ rò ở quanh hậu môn, gây nên tình trạng rò hậu môn.

Dấu hiệu của bệnh trĩ mạch lươn

Dưới đây là những dấu hiệu điển hình giúp người bệnh sớm nhận biết bệnh trĩ mạch lươn:

Nếu là bệnh trĩ mạch lươn do áp xe hậu môn gây ra: Khi áp xe bị vỡ sẽ gây ra hiện tượng chảy mủ. Từ đó vùng tổn thương bị khô và đóng vảy. Vùng bị đóng vảy có thể chảy dịch mủ là do miệng lỗ rò hậu môn.

Ở vị trí lỗ rò hậu môn người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có thể gây hiện tượng xì hơi qua lỗ rò.

Bị đau ngắt quãng tại vùng hậu môn.

Một số trường hợp người bệnh kèm theo triệu chứng lười ăn, sốt.

Giảm cân nhanh, cơ thể gầy xanh xao và mệt mỏi.

Bệnh trĩ mạch lươn điều trị như thế nào?

Căn cứ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

Điều trị nội khoa

Có 3 loại thuốc phổ biến dùng để điều trị trĩ: loại thuốc viên dùng uống và loại thuốc dùng bôi hoặc thuốc đặt vào trong hậu môn. Khi điều trị nội khoa, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc với liều lượng và số lần đúng theo chỉ định; kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian; không nên tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi đơn thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị. 

Nhưng thường, trĩ mạch lươn đã ở mức độ bệnh nặng (trĩ cấp độ 3, 4), việc điều trị bằng thuốc hầu như không có tác dụng. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám để áp dụng điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả điều trị cao, tránh để lâu ngày gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả của bệnh trĩ mạch lươn.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả của bệnh trĩ mạch lươn.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính của bệnh trĩ mạch lươn, giúp lấy hết các mô xơ đường mạch lươn, giúp vết mạch lươn lành lại và tạo sẹo.

Nguyên tắc phẫu thuật trĩ mạch lươn bao gồm:

Nếu có áp xe cạnh hậu môn kèm theo: việc điều trị đầu tiên là rạch tháo mủ ổ áp xe, nạo sạch đường mạch lươn.

Nếu chỉ có lỗ mạch lươn đơn thuần: việc điều trị phải tuân thủ các nguyên tắc phẫu thuật.

Nếu đường mạch lươn không vào trực tràng: Việc điều trị là cắt và mở đường mạch lươn. Đồng thời nạo sạch tổ chức mạch lươn, đó là một tổ chức lùng nhùng hoại tử.

Nếu đường mạch lươn thông vào trực tràng: Việc điều trị ngoài chuyện cắt mở đường mạch lươn, cần phối hợp với thắt đường mạch lươn bằng dây thun. Việc thắt đường mạch lươn bằng dây thun tránh được việc cắt bỏ đường mạch lươn xuyên cơ thắt làm đứt cơ thắt, gây ra biến chứng rất đáng sợ đó là đi cầu không tự chủ.

Những lưu ý đối với người bệnh trĩ mạch lươn

Để hạn chế bệnh trĩ mạch lươn tái phát, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút. 

Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, nhiều rau xanh, uống nhiều nước trong ngày để nhuận tràng, không ăn nhiều gia vị cay nóng, hạn chế các chất kích thích (rượu, bia,…) để tránh tình trạng táo bón làm gia tăng áp lực lên đại trực tràng, sẽ khiến bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.

Ở giai đoạn sớm, chưa có các đường mạch lươn, có thể điều trị bằng thuốc bôi hay thuốc uống tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Để hạn chế bệnh trĩ mạch lươn tái phát, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày.

Để hạn chế bệnh trĩ mạch lươn tái phát, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày.

Khi tổn thương đã vào giai đoạn loét hoặc có “đường hầm” dưới da, nhất là vào hậu môn trực tràng, cần phải kết hợp với điều trị ngoại khoa, cắt bỏ hoặc nạo vét sạch các ngóc ngách mới có thể trị khỏi mạch lươn

Bệnh trĩ mạch lươn nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiễm trùng vùng hậu môn, đặc biệt, có thể gây biến chứng ung thư hậu môn. Cách tốt nhất là phẫu thuật để điều trị bệnh một cách triệt để và không để lại biến chứng nếu xác định được đường đi của mạch lươn.

Ngoài ra, người ta cũng sử dụng thuốc để điều trị căn bệnh này ở mức độ nhẹ do vi trùng gây ra, nhưng cũng có thể gây ra nhiễm trùng do dùng thuốc kháng sinh.

Vấn đề chăm sóc đúng cách sau phẫu thuật cắt trĩ mạch lươn cũng rất quan trọng. Điều này sẽ góp phần giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả, tránh gây biến chứng, giúp

Điều trị bệnh trĩ mạch lươn không khó, nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào của trĩ mạch lươn người bệnh cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khoa Ngoại – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là địa chỉ uy tín hàng đầu điều trị bệnh trĩ bằng thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Với những yếu tố như: đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh; hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, phòng mổ vô khuẩn 1 chiều đảm bảo không gian tuyệt đối vô trùng, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh và chi phí phẫu thuật cắt trĩ hợp lý…Thu Cúc được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn. 

Ngoài ra, Thu Cúc còn áp dụng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến và thông tuyến theo quy định của nhà nước. Đặc biệt, Thu Cúc có liên kết với hầu hết các hãng bảo hiểm bảo lãnh trên thị trường hiện nay. Với những chính sách này sẽ giảm bớt một phần chi phí, giúp người bệnh an tâm hơn điều trị tại đây.

Để được tư vấn về bệnh trĩ mạch lươn hay muốn đặt lịch khám và điều trị bệnh trĩ mạch lươn bằng phương pháp phẫu thuật, vui lòng gọi đến số 1900 5588 96 để được hỗ trợ tốt nhất.

The post Dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ mạch lươn  appeared first on Khoa Ngoại Thu Cúc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

U mỡ khác u bã đậu thế nào?

U mỡ và u bã đậu là hai loại khối u thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, u mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. Cùng tìm hiểu đặc điểm, sự khác nhau giữa hai loại u này qua bài viết dưới đây. U mỡ khác u bã đậu thế nào còn là thắc mắc chưa được giải đáp với đa số mọi người. U mỡ khác u bã đậu về đặc điểm Trước hết cần biết u mỡ và u bã đậu có một số điểm chung: cùng là loại u lành tính, không gây nguy hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, dễ gây mất thẩm mỹ nhất là khi u mọc ở các vị trí dễ thấy. Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó: – Đặc điểm phân biệt của u bã đậu: U bã đậu có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc, bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục… U thường không gây cảm giác đau, không biến chứng ác tính. Khi u to dần mới gây cảm giác khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có viêm. U bã đậu thường nổi trên mặt da, khi sờ thấy mềm, không đau và có thể di chuyển được, lấy ra thấy tổ chức b

U bã đậu ở đỉnh đầu

Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. Tuy u bã đậu là lành tính song không nên chủ quan, nhất là khi chúng xuất hiện ở các vị trí đặc biệt. Vậy u bã đậu ở đỉnh đầu có gì đáng ngại và cách xử trí thế nào? Một số trường hợp bị mọc u bã đậu ở đỉnh đầu và lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra. U bã đậu ở đỉnh đầu có ảnh hưởng gì? Cũng như u bã đậu ở các vị trí khác, u bã đậu ở đỉnh đầu là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. Cấu tạo của u gồm lớp vỏ bọc, bên trong có chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục. U nổi trên bề mặt da đầu và rất di động. Do trên đầu cũng là một nơi hay tiết mồ hôi, chất bã nhờn nên cũng dễ hình thành u bã đậu. Khối u thường không gây đau khi còn nhỏ, nhưng khi đã có kích thước lớn sẽ gây cảm giác khó chịu tại chỗ. Hơn nữa, khối u còn có thể bị viêm, sưng và khiến người bệnh bị đau khi có nhiễm trùng. Nếu khối u bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng bội nhiễm, lúc đó càng khó điều trị hơn. U bã đ

Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì?

Chào bác sĩ. Mấy hôm nay, tôi tự nhiên thấy thường xuyên đau dưới xương quai xanh. Cơn đau không quá mạnh nhưng âm ỉ, khó chịu, thỉnh thoảng nhói buốt. Xin bác sĩ cho biết, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? (Phan Văn Đạt – Hà Đông, Hà Nội). Không ít bệnh nhân thắc mắc, đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Trả lời: Chào bạn Phan Văn Đạt. Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn đã đặt lòng tin và gửi tới bệnh viện Thu Cúc các thắc mắc về sức khỏe. Về điều bạn muốn được giải đáp: Đ au dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vấn đề này có nghiêm trọng không và tôi nên làm gì để khắc phục? Chúng tôi trả lời như sau: Đau dưới xương quai xanh là bệnh gì? Vị trí đầu xương quai xanh chính là khớp ức đòn, khớp này rất hay bị viêm và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ điều trị ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân do chấn thương té ngã, thể thao, làm việc nặng hoặc đôi khi không rõ nguyên nhân. Khi bị viêm kh